Ca sĩ Thu Minh: “Hangover” – Nói thật cũng không được sao?

Sau khi “Hangover” của Thu Minh được phát hành cách đây hơn 1 tuần, ê kíp đã nhận rất nhiều sự phản hồi đa chiều về ca khúc này. Ngoại trừ những nhận xét về giọng hát vẫn rất “chất” và bản hoà âm phối khí hiện đại, đúng chất EDM của Nguyễn Hải Phong thì lần đầu tiên, một ca khúc của Thu Minh lại nhận được những comment cho rằng Thu Minh đã quá dễ dãi khi chọn một bài hát với ca từ ngô nghê, khó hiểu và có phần “bình dân” so với tên tuổi của mình.

 


Ca sĩ Thu Minh trong short hình mới
 

Tôi và nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong không phải là những người dễ dãi mà chỉ là những người chấp nhận gạt nhanh những thứ an toàn sang một bên để đi tìm cái mới mẻ cho thị trường âm nhạc…
Về điều này, tôi chỉ có thể nói rằng: Tôi luôn tôn trọng và biết khán giả mỗi người đều có một “khẩu vị âm nhạc” khác nhau. Tôi không thể nào bắt họ lúc nào cũng phải “khen ngon” đối với tất cả bài hát của tôi. Tuy nhiên, trong tư cách là một ca sĩ luôn khó tính với những gì mình hát và Nguyễn Hải Phong cũng không phải là một nhạc sĩ tay ngang hay hời hợt với tác phẩm của mình thì tôi nghĩ “món ăn” “Hangover” chỉ đang hơi lạ miệng với khán giả, chứ không phải là một món ăn dở như nhiều người vội vàng qui chụp. 

Tôi đã đọc hết những nhận xét của mọi người nhưng dường như vẫn chưa có ý kiến nào có lí lẽ thuyết phục và hiểu “Hangover” là nghĩa gì? “Hangover” là thể loại dance electronic, xu hướng “music fashion”, khác chất với pop dance nên thật khập khiễng khi so sánh với những sản phẩm cũ. Trên thế giới đã có rất nhiều bộ phim và bài hát dựa trên cảm hứng từ “Hangover”, tuy nhiên với Việt Nam mình thì đây là lần đầu tiên. Tuy nhiên, tranh cãi thì cứ tranh cãi, tôi mừng vì điều đó chứng minh được rằng khán giả vẫn còn rất quan tâm đến âm nhạc của Thu Minh và với tôi, tôi vẫn sẽ không ngại tiếp tục là người tiên phong, mạo hiểm thêm lần nữa.

 

Về ca từ của bài hát, tôi muốn giải thích thêm rằng: “Hangover” là dư vị của cơn say, trạng thái chưa cân bằng được cơ thể và trí não của con người sau cơn say. Chuyện đó khá là quen thuộc trong đời thường ở ta ta lẫn tây, nhưng có lẽ là chưa bình thường trong nhạc Việt. Có phải mọi người đã quen với các kiểu ca khúc “tình yêu muôn màu” nên không dễ dàng chấp nhận những thứ “đời” hơn?

 

 

Tôi đánh giá rất cao Nguyễn Hải Phong đã chấp nhận đặt mình vào thế khó khi quyết định sáng tác dựa trên chủ đề này, với những câu chữ rất “đời”, rất thật, đủ trào phúng để người nghe có thể bật cười khi nghe chúng.

Mọi người cười vì thấy nó quá gần gũi chứ đừng nghĩ cười vì nó ngô nghê, nhảm nhí. Khi say thì các bạn sẽ ngô nghê và nhảm như thế đó: không thể kiềm chế cảm xúc, dễ khóc dễ cười, nói nhảm, tưởng tượng, gây hấn với người khác… Với tất cả những gì chúng tôi đã cùng đạt được, chắc chắn tôi và nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong không phải là những người dễ dãi mà chỉ là những người chấp nhận gạt nhanh những thứ an toàn sang một bên để đi tìm cái mới mẻ cho thị trường âm nhạc.

 


Ca khúc Hangover

Và để bảo vệ chính kiến của mình, tới đây, Thu Minh cũng sẽ thực hiện một MV “đúng chất Hangover” cho ca khúc này để khán giả có thể hiểu rõ hơn về những gì bài hát muốn truyền đạt…

 

 

Ca sĩ Thu Minh
Ảnh: Nghệ sĩ cung cấp
logo

 

    

Tác giả “Thi nhân Việt Nam” từng nói: “Trong mỗi chúng ta đều có một người nhà quê”. Bạn có nghĩ, thời facebook, “trong mỗi chúng ta (cũng) đều có một… nhà báo”, một nhà “phản biện xã hội”? Nữa là, với một “người của công chúng”, mà ảnh hưởng của họ, trong mỗi phản biện, phát ngôn, nhiều khi còn có sức “công phá” hơn một bài báo “chính hiệu”?
Đẹp xin mời bạn đến với “SAO LÀM BÁO”, để được nhìn thấy những “nhà báo” trong mỗi “ngôi sao”, đồng thời xin mời những người của công chúng nói lên tiếng nói của mình, bằng trách nhiệm công dân của một người nghệ sỹ, trước những vấn đề không – của – riêng – ai.


From the same category