Ca sĩ Hải Triều tung MV ca khúc dành cho tuổi 15 của Nhật quay tại trường Quốc học Huế

Bài hát tiếng Nhật được Hải Triều chuyển thể sang tiếng Việt lần này có tựa đề “Tegami – Haikei 15 No Kimi E” do nữ ca sĩ Angela Aki viết năm 2008 dành cho cuộc thi hợp ca của học sinh trên toàn nước Nhật. Sau khi được phát hành, bài hát đã trở thành hit được người Nhật và bạn bè quốc tế yêu thích. Hiện tại, “Tegami”đã trở thành ca khúc được các trường học trên toàn nước Nhật sử dụng để hợp ca trong các sự kiện. 

Bản gốc Tiếng Nhật ca khúc “Tegami – Haikei 15 No Kimi E” do nhạc sỹ Angela Aki trình bày

Theo chia sẻ của nữ ca sĩ Angela Aki, bài hát xuất phát từ câu chuyện thật của cô – Angela Aki đã từng viết một lá thư cho chính mình khi đang ở tuổi 15. Khi ấy cô đã có những lo lắng, trăn trở về tương lai, về niềm tin và cuộc sống… Sau này, khi lớn lên, trải qua những thăng trầm của cuộc đời, Angela Aki đã nhận lại lá thư này do mẹ cô gửi đến. 
“Tegami – Haikei 15 No Kimi E của Angela Aki được ca sĩ Hải Triều chuyển thể sang phiên bản tiếng Việt với tên gọi “Lá thư cho tuổi 15”. Hải Triều cho biết, anh viết lời Việt cho bài hát này sát nghĩa với ca từ và ý của phiên bản gốc gần như 100 %, nhưng vẫn rất gần gũi với tuổi học trò Việt Nam.

Ca sĩ Hải Triều

Chia sẻ về lý do chuyển thể ca khúc “Tegami” sang Tiếng Việt, ca sĩ Hải Triều cho biết: “Sau khi nghe ca khúc “Tegami – – Haikei 15 No Kimi E”, tôi như tìm thấy chính mình trong bài hát này. Từ nhỏ đã tôi đã sống khá nội tâm, nhiều khi thấy lạc lõng giữa cuộc đời, thỉnh thoảng lại bị mấy đứa bạn to cao cùng lứa bắt nạ. Vì thiếu tự tin vào bản thân và cũng ít trò chuyện với người lớn nên tôi luôn cảm thấy rất lo lắng khi nhìn về tương lai. Trong khi đó, ở các gia đình Việt, người lớn ít khi đặt mình vào vị trí của trẻ nhỏ để hiểu con cái hơn, mà hay áp đặt cách suy nghĩ của mình vào chúng. Nên ở lứa tuổi đó, tôi có nói ra những lo lắng của mình thì chỉ nhận được những lời khuyên rằng, cứ học, cứ vui chơi đi đã…

Một lý do nữa để Hải Triều viết lời Việt cho ca khúc này bởi theo anh, các bài hát về học trò ở Việt Nam đều có một xu hướng chung là chỉ nói về những tình cảm bạn bè, yêu thầy cô, trường lớp, buồn khi chia tay mùa hè, tiếc nuối thời học trò… chứ hiếm có một bài hát nào nói về những tâm tư tình cảm, nhưng lo lắng thực sự của học sinh ở độ tuổi này. Anh chuyển thể ca khúc này sang tiếng Việt với mục đích muốn thổi một làn gió mới vào các ca khúc về học trò tại Việt Nam. Muốn bày tỏ sự đồng cảm với các em học sinh đang ở độ tuổi cấp 2, cấp 3. Theo anh, bây giờ trẻ con lớn rất nhanh, sự chuyển biến tâm lý cũng nhanh hơn so với những thế hệ trước. 

“Lá thư cho tuổi 15” cũng được Hải Triều và một cộng sự người Nhật quay MV tại trường Quốc học Huế. Trong MV, Hải Triều đóng vai một học sinh đã tốt nghiệp, sau này quay lại ngôi trường và nhớ đến tuổi 15 của mình.

 

MV “Lá thư cho tuổi 15” được ca sĩ Hải Triều thực hiện tại trường Quốc học Huế với sự tham gia của các nữ sinh và nam sinh của trường Quốc học


Hải Triều chia sẻ, người Nhật rất thích kiến trúc của ngôi trường nổi tiếng này. Người Nhật cũng rất mê áo dài Việt Nam, đặc biệt là áo dài trắng của các nữ sinh. Vì thế anh và cộng sự người Nhật đã mời gần 40 em học sinh của trường Quốc học Huế tham gia quay MV với trang phục là áo dài nữ sinh và đồng phục nam sinh của trường Quốc học để giới thiệu đến bạn bè Nhật Bản hình ảnh một ngôi trường cấp 3 Việt Nam với những tà áo dài trắng cùng hoa Phượng – loài hoa biểu tượng của tuổi học trò Việt Nam. 

Về ca sĩ Hải Triều

Ca sĩ Hải Triều hiện được biết đến như là một ca sĩ làm cầu nối hai nền âm nhạc Việt – Nhật. Một số bài hát của Nhật được Hải Triều chuyển thể sang Tiếng Việt: “Vũ điệu Samba cô dâu” (sắp phát hành),Và hoa sẽ nở” (đã phát hành năm 2015)… 

Bài hát Việt Nam được Hải Triều viết lời Nhật là ca khúc “Nhật ký của mẹ” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác. Đặc biệt “Nhật ký của mẹ” phiên bản tiếng Nhật được các học viên học tiếng Nhật, nhiều trung tâm tiếng Nhật sử dụng trong chương trình học. Một số trường dạy tiếng Nhật tại nước Nhật đã sử dụng ca khúc “Và hoa sẽ nở” phiên bản tiếng Việt của Hải Triều vào tiết học dịch thuật, và nhiều tổ chức cũng sử dụng bài hát này trong các sự kiện giao lưu Nhật – Việt. 

Sắp tới Hải Triều và cộng sự người Nhật biết tiếng Việt đang làm việc tại NHK sẽ bắt đầu một kênh truyền hình trên youtube dành cho những người Việt Nam và người Nhật quan tâm đến hai ngôn ngữ Việt – Nhật, văn hóa Việt – Nhật. “Mục đích của chúng tôi là tạo ra một kênh truyền hình vừa dạy tiếng Nhật, tiếng Việt, vừa giới thiệu hai nền văn hóa Việt Nam và Nhật Bản, cũng như cung cấp các thông tin bổ ích cho người học tiếng Nhật và cho người Nhật muốn học tiếng Việt.” – ca sĩ Hải Triều cho biết. 

Bài: Lê Hạnh
Ảnh: Nghệ sĩ cung cấp
logo 


Một lý do nữa để Hải Triều viết lời Việt cho ca khúc này bởi theo anh, các bài hát về học trò ở Việt Nam đều có một xu hướng chung là chỉ nói về những tình cảm bạn bè, yêu thầy cô, trường lớp, buồn khi chia tay mùa hè, tiếc nuối thời học trò… chứ hiếm có một bài hát nào nói về những tâm tư tình cảm, nhưng lo lắng thực sự của học sinh ở độ tuổi này. Anh chuyển thể ca khúc này sang tiếng Việt với mục đích muốn thổi một làn gió mới vào các ca khúc về học trò tại Việt Nam. Muốn bày tỏ sự đồng cảm với các em học sinh đang ở độ tuổi cấp 2, cấp 3. Theo anh, bây giờ trẻ con lớn rất nhanh, sự chuyển biến tâm lý cũng nhanh hơn so với những thế hệ trước. 
“Lá thư cho tuổi 15” cũng được Hải Triều và một cộng sự người Nhật quay MV tại trường Quốc học Huế. Trong MV, Hải Triều đóng vai một học sinh đã tốt nghiệp, sau này quay lại ngôi trường và nhớ đến tuổi 15 của mình.
Một lý do nữa để Hải Triều viết lời Việt cho ca khúc này bởi theo anh, các bài hát về học trò ở Việt Nam đều có một xu hướng chung là chỉ nói về những tình cảm bạn bè, yêu thầy cô, trường lớp, buồn khi chia tay mùa hè, tiếc nuối thời học trò… chứ hiếm có một bài hát nào nói về những tâm tư tình cảm, nhưng lo lắng thực sự của học sinh ở độ tuổi này. Anh chuyển thể ca khúc này sang tiếng Việt với mục đích muốn thổi một làn gió mới vào các ca khúc về học trò tại Việt Nam. Muốn bày tỏ sự đồng cảm với các em học sinh đang ở độ tuổi cấp 2, cấp 3. Theo anh, bây giờ trẻ con lớn rất nhanh, sự chuyển biến tâm lý cũng nhanh hơn so với những thế hệ trước. 
“Lá thư cho tuổi 15” cũng được Hải Triều và một cộng sự người Nhật quay MV tại trường Quốc học Huế. Trong MV, Hải Triều đóng vai một học sinh đã tốt nghiệp, sau này quay lại ngôi trường và nhớ đến tuổi 15 của mình.
Một lý do nữa để Hải Triều viết lời Việt cho ca khúc này bởi theo anh, các bài hát về học trò ở Việt Nam đều có một xu hướng chung là chỉ nói về những tình cảm bạn bè, yêu thầy cô, trường lớp, buồn khi chia tay mùa hè, tiếc nuối thời học trò… chứ hiếm có một bài hát nào nói về những tâm tư tình cảm, nhưng lo lắng thực sự của học sinh ở độ tuổi này. Anh chuyển thể ca khúc này sang tiếng Việt với mục đích muốn thổi một làn gió mới vào các ca khúc về học trò tại Việt Nam. Muốn bày tỏ sự đồng cảm với các em học sinh đang ở độ tuổi cấp 2, cấp 3. Theo anh, bây giờ trẻ con lớn rất nhanh, sự chuyển biến tâm lý cũng nhanh hơn so với những thế hệ trước. 
“Lá thư cho tuổi 15” cũng được Hải Triều và một cộng sự người Nhật quay MV tại trường Quốc học Huế. Trong MV, Hải Triều đóng vai một học sinh đã tốt nghiệp, sau này quay lại ngôi trường và nhớ đến tuổi 15 của mình.

From the same category