Cá chết ở biển miền Trung - Mỗi chúng ta cũng đang là một... Formosa - Tạp chí Đẹp

Cá chết ở biển miền Trung – Mỗi chúng ta cũng đang là một… Formosa

Sống
Trên trang Facebook cá nhân, nghệ sĩ hài Xuân Bắc đã viết một status bày tỏ suy nghĩ của anh về sự việc này như sau:
Cá chết!!!

Có mấy việc (do mất ngủ nên viết chơi) xin bày tỏ.

1. Ở mình việc xin lỗi là quá hiếm nên khi họ xin lỗi lại còn kèm theo cúi đầu nữa thì… thôi rồi,cứ nghĩ đó là một cái gì đó ghê gớm lắm,động trời lắm… Nhưng nếu bình tĩnh một chút thì (có vẻ hơi phiến diện) ta thấy ngay: Việc xin lỗi chỉ có giá trị khi ta vô tình,thực sự vô tình,hoặc bất khả kháng mà phạm lỗi với ai đó,đồng thời đó là lỗi có thể bỏ qua đc cho nhau! Còn đây là (vẫn theo phỏng đoán thôi nhá) cố tình làm hại người khác một cách có tính toán (giấu ống, xả thải chất độc ra môi trường – đương nhiên là biết tác hại) thì càng cúi đầu càng… không chân thành nếu không muốn nói là giả dối!!!

2. Mình cứ nghĩ mãi mà không hiểu nổi,tại sao lại không tìm ra được nguyên nhân cá chết và tại sao lại phải… họp kín về cái chết của con cá. Nếu có tìm rồi, cố tìm rồi mà chưa ra nguyên nhân thì nên cách chức một loạt cán bộ vì trình độ kém. Còn cố tình không tìm nguyên nhân thì cách chức một loat cán bộ vì vô trách nhiệm. Còn nếu tìm ra rồi mà cố tình ỉm đi hoặc bao che thì khởi tố vì có dấu hiệu cấu thành tội ăn hối lộ rồi còn gì!!!

3. Thiên nhiên vốn nhạy cảm và động vật nói chung có khả năng đặc biệt,chúng có thể dự báo đc thảm họa – cá tự chết mà không do con người tác động thì rất dễ có thảm Họa – nhiều kẻ đang mong thảm họa để… có thể thoát đấy!

Ngẫm mà buồn.

Mong những người có trách nhiệm (ở cao hơn những người vô trách nhiệm) giải quyết triệt để ạ.

4. Cúi đầu xin lỗi nếu có ‘xả thải’ vào ai!
Nghệ sĩ hài Chí Trung thì cho rằng, mỗi người một quan điểm.Vấn đề nào dù lớn dù nhỏ cũng nên quan sát nhiều chiều, anh chia sẻ: “Mong các bạn cùng đọc và CẦN PHẢI ĐỌC! Không nên kết luận phiến diện và hành động nông nổi!”

MC Nguyên Khang chia sẻ câu chuyện về Bhutan, nơi có rất nhiều dòng sông lớn và có khá nhiều loài cá, đặc biệt có nhiều loài rất quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới. Thế nhưng chính phủ Bhutan cấm hoàn toàn việc câu cá. Nếu câu cá, bạn vi phạm luật của chính phủ và sẽ bị xử tội nặng. Anh viết trên trang Fanpage của mình: 

“Nhân câu chuyện về mấy ngày nay cá chết hàng loạt trải dài qua nhiều địa phương ở miền Trung. Mọi nghi vấn đang đổ dồn về Formosa – công ty của Đài Loan với đường ống dài hơn 1,4km xả thải dưới đáy biển Vũng Áng mà các nhà khoa học vẫn đang tìm nguyên nhân. Liệu chất xả thải có phải là chất độc gây chết cá hay không? Mình xin chia sẻ câu chuyện về việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước ở Bhutan cho các bạn nghe.
Ở Bhutan có rất nhiều dòng sông lớn với nước xanh mát và trong lành. Hầu hết những con sông ở đây được hình thành từ nguồn nước từ trên đỉnh Himalaya chảy xuống. Sông ở đây cũng có khá nhiều loài cá, và đặc biệt có nhiều loài rất quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới. Thế nhưng chính phủ Bhutan cấm hoàn toàn việc câu cá. Nếu câu cá, bạn vi phạm luật của chính phủ và sẽ bị xử tội nặng. Vì thế, nguồn cá người dân ăn đến từ cá nhập khẩu từ Ấn. Hơn nữa, người dân Bhutan đa phần theo đạo Phật nên họ không muốn sát sinh.
Ở mỗi khu vực sông hồ, chính phủ đều đặt biển cấm đổ rác xuống dòng sông. Nếu phát hiện bất cứ hành vi nào xả thải, bạn cũng sẽ bị xử tội rất nặng.
Có một điều thú vị là người dân không đào giếng, mà họ uống nước trực tiếp từ những nguồn nước chảy từ đỉnh núi xuống, vì nước rất tinh khiết và sạch sẽ.
Mình từng xem bài phát biểu của thủ tướng Bhutan, và thấy được sự quan tâm và ý thức của chính phủ và người dân trong việc bảo vệ môi trường, điều này được mình kiểm chứng hoàn toàn khi đến đây. 
Không biết các bạn có tin hay không, khi mình hỏi người dân ở đây về ung thư, họ cảm thấy hoàn toàn xa lạ. Nói một cách cụ thể, tất cả cây trồng ở đây người dân không phun thuốc trừ sâu hay bất kỳ hóa chất, trái cây của họ nhìn bề ngoài trông không hấp dẫn, nhưng khá an toàn. Có thể ăn trực tiếp sau khi rửa nước sạch. Còn thức ăn của họ đều do chính họ nuôi trồng, người dân chủ yếu ăn trứng gà, những rau củ họ trồng được, ăn thực vật là chủ yếu. Có lẽ vì thế mà mình thấy người Bhutan trông khỏe khoắn và yêu đời.
Quay lại câu chuyện của vùng biển bị ô nhiễm, nếu cá chết thì nguồn nước biển sẽ bị ô nhiễm nặng. Những người dân sống quanh khu vực đó ăn hải sản, thậm chí tắm biển hay những gì có liên quan đến biển thì nguy cơ ung thư rất cao. Cá còn chịu không được thì huống hồ gì con người.
Đôi khi, vì những lợi ích kinh tế, con người đã quên đi cái quan trọng nhất chính là sức khỏe. Đừng vì đồng tiền làm mờ đi nhân tâm. Quốc Gia hạnh phúc nhất thế giới không phải là quốc gia giàu có, thậm chí mình nghĩ Bhutan còn nghèo hơn cả Việt Nam. Nhưng người dân ở đây chưa bao giờ than phiền vì họ nghèo…và họ đo sự hài lòng của người dân bằng chỉ số hạnh phúc GNH (chỉ số hạnh phúc quốc gia)…”

“Mỗi chúng ta cũng đang là một Formosa”



Cho dẫu sau kết luận 6 phút tối qua, thứ trưởng Nhân nói “Chưa có bằng chứng liên quan đến Formosa” thì không có nghĩa là Formosa vô can với cá chết tại Việt Nam. Nếu chúng ta nhìn vào những “thành tích” khắp nơi của Formosa. Tôi nghĩ, dư luận có lý khi thể hiện những sự phẫn nộ như thế. Khi mà Formosa chỉ xin lỗi vì lỗi phát ngôn của ông Chu trong khi chưa có sự minh bạch về 300 tấn hoá chất cũng như những gì Formosa đang làm với biển Việt Nam.
Nhưng sự phẫn nộ với Formosa cần phải được sử dụng theo cách khác. Không phải hò nhau ký tá thứ dở hơi cám hấp gửi Obama này nọ một cách rất… trẻ trâu. Tôi chẳng ký cọt gì nên làm ơn đừng gửi link cho tôi nữa. Thay vì thế, các nhà báo hãy tìm cho ra những Formosa tương tự- những thứ đang đánh đổi môi trường lấy tiền bạc, những thứ độc ác ích kỷ. Và nhiều hơn cả, thay vì phẫn nộ đổ hết cho Formosa hay đủ thứ “thuyết âm mưu” nào khác, mỗi người hãy tự vấn chính mình xem mình có phải là 1 Formosa phiên bản mini không khi mà chính chúng ta vẫn đang huỷ hoại môi trường mỗi ngày bằng sự vô tư của chính mình.
Tôi nghĩ, như vậy thì đáng hơn! Như vậy thì có ích hơn.
Chúng ta phẫn nộ với Formosa bao nhiêu thì hãy phẫn nộ với chính những hành động của mình bấy nhiêu. Bắt đầu từ chính mình, tới những người thân của mình, cộng đồng của mình. Đừng đổ lỗi nữa! Đừng oán hận nữa! Lên án nhà hàng xóm vứt rác chi bằng xắn tay vào dọn rác trước cửa nhà mình.
Có thể ai đó vào đây, comment rằng: Ông cũng đừng rao giảng nữa. Hãy hành động đi! Tôi đồng ý! Và status này chính là một cam kết rằng tôi sẽ thôi bất lực đứng nhìn. Tôi sẽ hành động bằng tất thảy những gì tôi có thể! Và trong đó có cả việc dọn những “rác comment” rặt mùi kích động trong chính Facebook của mình!

Nhà báo Phạm Gia Hiền lại cho rằng, cá chết – hãy khoan quy kết cho Formosa, anh viết:

“Việc cá chết do thủy triều đỏ, tất nhiên giờ này nói không ai tin hết. Nhưng hãy khoan nhất quyết quy kết cho Formosa. 

Bởi nếu thực do họ xả thải độc làm chết cá, thì hiện tượng cá chết hàng loạt bất thường chắc chắn sẽ lặp lại. Lúc đó, áp lực dư luận sẽ còn lớn hơn gấp bội, và cơ quan chức năng sẽ phải đưa ra giải pháp chứ không chỉ tìm nguyên nhân.
Còn nếu cá không chết nữa, thì bộ nhớ dung lượng thấp của dư luận sẽ phát huy tác dụng: Vụ việc hôm nay nhanh chóng chìm vào lãng quên.
Bây giờ, báo chí mới là phía cần tỉnh táo và bình tĩnh nhất…”
Bài: Thùy Dương (tổng hợp)
logo

Thực hiện: depweb

28/04/2016, 11:43