Điểm khác biệt ở đây chỉ là một bên kinh doanh trong nhà, còn bên kia thì tạm bợ trên vỉa hè nhưng nguồn lợi nhuận thu về hàng tháng từ kiểu”buôn thúng bán mẹt” này chẳng kém gì.
Vỉa hè cũng kinh doanh theo chuỗi
Chi phí thấp, lợi nhuận siêu khủng lại không phải chịu thuế… lànhững lý do khiến chuyện buôn bán trên vỉa hè ngày càng sinh sôi nảy nởmạnh trên địa bàn Thủ đô, dù không được phép. Hầu hết dân buôn bán vỉa hè chỉ ngồi ở một điểm, tuy nhiên, không ít người đang thâu tóm vài điểm đến con số hàng chục điểm bán hàng, tạo thành cả một chuỗi dải khắp vỉa hè các con phố lớn nhỏ.
Là một người quản lý hẳn một chuỗi bán hàng trên vỉa hè tại một sốtuyến phố ở Hà Nội hiện nay, chị Đặng Ngọc Dung ở Trung Kính, Cầu Giấy,cho biết, chị đang sở hữu 6 điểm bán hàng quần áo thời trang và tất cảđều bán trên vỉa hè các phố và gần một số khu vực gần chợ. Được biết,cách đây khoảng hơn một năm, khi bắt đầu mới xâm nhập “kênh” bán hàngvỉa hè, chị chỉ có một điểm bán hàng tại khu vực chợ Ngã Tư Sở (ThanhXuân, Hà Nội). Tuy nhiên, thấy làm ăn được, hàng bán chạy, nhu cầu củakhách bình dân cao, chị tiếp tục tìm đến những nơi khác đầu tư thêm vốnnhập hàng rồi thuê người bán để mở thêm một số điểm nữa. Đến giờ, khôngchỉ có điểm bán ở vỉa hè chợ Ngã Tư Sở mà còn ở vỉa hè chợ Nhà Xanh,Chùa Bộc… trong tay chị sở hữu cả một chuỗi kinh doanh thời trang vỉahè.
Chị Ngọc Dung cho hay: “Kinh doanh theo chuỗi trên vỉa hè khá đơn giản. Hằng ngày, chỉ lo việc nhập hàng về cho họ bán, còn công việc bán như thế nào thì nhân viên được thuê sẽ chịu trách nhiệm. Đến cuối ngày,mình đi thống kê số lượng hàng bán ra, hàng tồn, thu tiền để tính lời lãi rồi trả công cho mọi người chứ chẳng phải thuế má cũng như tiền thuê mặt bằng”.
Hiện tại, mỗi người bán hàng thuê cho chị một ngày có thể nhận120.000 tiền công; chưa kể tiền hoa hồng 5.000 đồng/chiếc cho mỗi sản phẩm bán ra. Hàng bán càng nhiều, hoa hồng được hưởng càng lớn.
“Chuỗi kinh doanh thời trang vỉa hè chủ yếu bán đồ bình dân, hàng đổ đống, được niêm yết một giá, không mặc cả nên khá hút khách. Nhất là các điểm bán hàng tại các khu vực tập trung nhiều trường đại học, sinh viên đông đúc… Số lượng hàng bán ra một ngày có thể lên đến vài trăm chiếc, cuối tuần hàng bán được thường gấp rưỡi”, chị chia sẻ thêm.
Chị Lan, nhân viên bán hàng tại một điểm thuộc khu vực chợ Nhà Xanh (Xuân Thủy, Cầu Giấy), đang tính toán số lượng hàng bán ra và tổng sốtiền thu được trong ngày với chị Ngọc Dung, cho hay: “Bán hàng thờitrang vỉa hè khá dễ nhưng không phải ai cũng có vốn và biết địa điểmnhập hàng rẻ. Chấp nhận bán thuê như thế này thu nhập mỗi tháng cũng được khoảng 6 – 7 triệu đồng, tính ra cũng có thể được coi là cao so với các công việc khác, nhất là trong thời buổi khó khăn hiện nay”.
Khác mặt hàng, nhưng chung hình thức kinh doanh, anh Lê Văn Thìn ở Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội) chuyên đánh xe tải về các tỉnh lẻ hay lên cửa khẩu nhập hoa quả về Hà Nội cũng cho hay đang liên kết với một sốdân chuyên buôn bán hoa quả vỉa hè tại một số tuyến phố như: Trần Cung,Hồ Tùng Mậu, Hoàng Quốc Việt… tạo thành chuỗi bán hàng dày đặc trênphố.
Anh Thìn cho biết: “Mình có điều kiện lấy hàng tận gốc, giá rẻ, nhưngmột ngày không thể bán hết cả xe ôtô tải lên đến cả chục tấn hàng. Vì vậy, phải liên kết với những người bán hoa quả vỉa hè để phân phối hàng tiêu thụ nhanh hơn”.
Như anh Thìn nói, hàng đánh về cả một ôtô, mùa nào thức ấy. Mùa vải lên Bắc Giang, mùa nhãn về Hưng Yên, rồi anh lên cả cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn… lấy hàng. Về tới Hà Nội, hàng được chia đều cho mọi người cùng bán. Anh Thìn là người chịu trách nhiệm quản lý từ khâu nhập hàng tới giá bán lẻ. Tiền công cũng được tính rất rõ ràng, cụ thể.
Chị Nguyễn Thị Tuyết, nằm trong chuỗi bán hàng hoa quả của anh Thìn trên đường Hồ Tùng Mậu, cho biết, đoạn đường từ nghĩa trang Mai Dịch tới Cầu Diễn có hơn 1/3 là của anh Thìn. Nhận bán hàng như thế này, mọi người không phải vất vả đi lấy hàng tại các chợ đầu mối, chỉ cần tập trung tại điểm bán, hàng sẽ được chở đến tận nơi. Cuối ngày, ngoài tiền công được trả 100.000 đồng/ngày, người bán còn được ăn thêm phần trăm hoa hồng. Theo đó, mỗi một kg hoa quả bán ra sẽ được chủ trả thêm 1.000đồng.
Kiếm bộn tiền mỗi tháng
Nhiều chủ kinh doanh theo chuỗi trên vỉa hè đều khẳng định: “Bám vỉa hè buôn bán đang giúp họ hái ra tiền một cách dễ dàng”. Họ lý giải, kinh doanh tại cửa hàng còn mất tiền thuê mặt bằng, mà không phải ai cũng có tiền thuê đâu. Trong khi đó, bán hàng vỉa hè đang có nhiều lợi thế hơn hẳn. Tiền thuê mặt bằng không mất, giá lại mềm hơn rất nhiều và hầu hết đều được niêm yết giá cụ thể. Người dân qua đường có thể dừng xe tạt vào mua nhanh rồi đi, không sợ mất thời gian.
Anh Thìn tiết lộ, mỗi một điểm một ngày bán chỉ khoảng vài tạ hoa quả nhưng nhờ tạo được hệ thống bán hàng theo chuỗi dày đặc tại các tuyến phố, giờ một ngày anh có thể tiêu thụ hàng chục tấn hoa quả mà không lo ế hàng bất kể trời nắng hay mưa. Ăn lãi ít, hàng bán giá rẻ, hút được khách mua. Mỗi tháng thu nhập của anh có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.
Tương tự, chị Ngọc Dung cũng khẳng định, việc tạo ra chuỗi bán hàng trên vỉa hè như hiện nay giúp chị bán được cả ngàn chiệc quần áo một ngày mà không mất một khoản phí nào trừ tiền công trả cho nhân viên hàng tháng.
Khi được PV hỏi về khoản tiền lợi nhuận thu được hàng tháng từ hình thức kinh doanh theo chuỗi này, chị Ngọc Dung nhận xét, “tuy không đượcmức trăm triệu đồng/tháng như mọi người, nhưng trung bình mỗi tháng chịcũng có thể kiếm 50 – 60 triệu đồng từ việc kinh doanh này”.
Kinh tế càng khó khăn, buôn bán vỉa hè càng có cơ hội phát triển vàkiếm lợi nhiều hơn, nhất là với những người nhờ phát triển kinh doanhtheo chuỗi trên vỉa hè. Nghe qua có vẻ như nghịch lý, mâu thuẫn nhưngsuy nghĩ kỹ mới thấy đó dường như là chuyện tất yếu, bởi người dân đangphải chắt bóp nên nhu cầu tìm đến những nơi có hàng giá rẻ, hàng bìnhdân ngày một nhiều hơn. Và đương nhiên, kênh bán hàng vỉa hè đang dầnchiếm được lợi thế trong thời buổi hiện nay, anh Thìn nhận định.
Theo Vietnamnet