Những ngày qua, vàng tăng giá chóng mặt nhất là ngày 11/11/2009 được coi ngày… “đen tối” của thị trường vàng. Người thắng, người thua, nhưng hơn bao giờ hết, “tâm lý đám đông” được nhắc đến nhiều như vậy. Người ta thua chứng khoán quay sang gỡ gạc vàng. Kẻ nghèo thì ngồi im theo dõi, đọc báo xem xét.
Trên các diễn đàn, các sàn chứng khoán ảo dành cho những người tập tành chơi cũng đang tỏ ra rất hữu ích bởi các con số tham gia đông đảo. Cạnh đó, topic giống như một câu slogan thúc giục mọi người mau chóng kiếm tiền: “Buôn chứng sắm xế”. Số lượng chị em tham gia chứng khoán ngày càng nhiều.
Sau hai năm sóng gió của thị trường chứng khoán, đến cuối năm nay, có vẻ như… “chứng” đang lên. Nhiều người trở thành các “day trader” (kinh doanh chứng khoán ngắn ngày). Tuy quan niệm về “day trade” của Việt Nam có khác đôi chút so với “day trader” của thế giới. Ở các “trading houses” lớn trong các thị trường phát triển, “trader” có nhiều sản phẩm tài chính để có thể “trade” được.
Nhiều người có xu hướng “trade” trong một biên độ thời gian rất ngắn, một vị thế nắm giữ có thể từ vài phút đến chỉ vài tiếng đồng hồ, và công việc của họ ngày nào cũng như vậy. Các sản phẩm của họ có thể được mua đi bán lại ngay lập tức mà không phải chờ đợi T+3 (một phương thức thanh toán) như ở Việt Nam.
Một lượng lớn các “day trader” tham gia trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam nhưng không ổn định. Vì sao Việt Nam hay gọi là “chơi” chứng khoán trong khi không có nơi nào trên thế giới gọi đây là cuộc chơi mà là một công việc kinh doanh thực sự.
Thị trường chứng khoán là dành cho các chứng từ có giá, của ta chỉ “trade” mỗi cổ phiếu chứ thực ra chứng khoán rộng hơn, nó gồm trái phiếu và các loại hình khác mà ở Việt Nam chưa có. Đã có quá nhiều người chơi và thua, hoặc thắng thì ăn… non, khiến cho tình hình “lướt sóng” ngày càng nhiều.
Thực ra, việc thua lỗ sẽ bắt gặp đối với bất kỳ việc “đánh” chứng ngắn hạn hay dài hạn, “đánh” vàng, ngoại hối hay cổ phiếu chứ không phải lướt sóng ngắn hạn hoàn toàn sẽ dẫn tới thua lỗ vì thiếu hiểu biết.
Việc đánh cổ phiếu theo bạn bè, người thân khá nhiều. Ăn cùng ăn, chết cùng… chết. Phong trào rầm rộ đến nỗi ngay nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tư từ Cà Mau xa xôi còn viết bài: “Chứng khoán tỉnh lẻ” nói về sự phát triển của một loại hình mới toanh đã tràn về cái nơi heo hút cực tây của Tổ quốc.
Trong đó có chi tiết: “Sướng cái, mua bán rau cải được gọi là hàng bông, mua bán gạo kêu bằng hàng xáo, mua bán hàng tạp hóa gọi là con buôn, mua bán… “vốn tự có” cũng bị người ta khinh miệt gọi là con này thằng nọ, nhưng mua bán cổ phiếu thì oai hơn nhiều, khi xúng xính trong tên gọi “nhà đầu tư”. Nghe sang, hiện đại quá chừng…
Ở Việt Nam, đã có thể coi những khuôn mặt hớn hở, hay những sự cay đắng chết lịm người bởi cái sự thắng thua chứng khoán là chuyện bình thường ở huyện chưa nhỉ?
Biết đâu sau chuyên đề này, biết đâu lại có nhiều chị em ta lọt vào bảng danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán và lại có hàng loạt các ngôi sao mới mọc.
Chẳng ai chịu được sự nghèo mãi, khổ mãi, chẳng muốn bằng lòng với đồng lương ba đồng của mình mà “phen này bà quyết đi buôn… chứng”. Biết đâu nhiều người sẽ có cơ hội sắm nhà cao cửa đẹp xe ôtô hoành tráng, cũng có thể có nhiều người đàn bà đẹp xuất hiện giống như quý bà thành đạt vừa xinh vừa giàu, vừa kinh doanh giỏi giang.
Biết đâu bao nhà ly tán, con cái bị bỏ rơi vì cha mẹ chúng thất bại do đi buôn… chứng. Biết đâu chị em ta học tập nhau, đi mua cổ phiếu của các công ty làm quà tương lai cho con mình, cứ “vứt” vào đó đến vài chục năm sau (nhưng chọn sự đầu tư cho đúng) thì cũng quá thú vị!
Vì sao phụ nữ chơi chứng khoán giỏi hơn đàn ông?
– Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia thị trường chứng khoán. Hiện nay riêng ở Mỹ, số phụ nữ đầu tư chứng khoán đã chiếm 47% tổng số nhà đầu tư.
– Theo một số chuyên gia, phụ nữ có thể là những nhà đầu tư tốt nhưng không phải luôn là những nhà buôn chứng khoán giỏi. Lý do khá giản dị: việc buôn chứng khoán đi kèm với nhiều rủi ro và đàn ông thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn cũng như dễ kích thích trước những rủi ro hơn so với phụ nữ.
Có lẽ những khác biệt này có nguồn gốc từ thời cổ đại, khi đàn ông đóng vai trò săn bắn còn phụ nữ thì hái lượm và chăm sóc con cái. Những khác biệt này “đi” vào trong gene truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và ngày nay, thay vì đi săn thú, đàn ông sẽ đặt hứng khởi của mình vào những thú vui như thể thao mạo hiểm, xe đua, kinh doanh và cả những rủi ro đầy kích thích trên thị trường chứng khoán.
– Phụ nữ, mặt khác có xu hướng thích đầu tư hơn là buôn bán và vì những lý do này, họ thường thành công hơn khi đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong khi đàn ông có xu hướng muốn thu lợi càng nhanh càng tốt thì phụ nữ lại kiên nhẫn hơn và ưa thích những khoản đầu tư lâu dài, có lợi nhuận ổn định.
Phụ nữ cũng thường dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu kỹ càng sản phẩm hơn, cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tài chính hơn so với nam giới. Do đó, xét một cách toàn diện, danh mục đầu tư của phụ nữ thường thành công hơn nam giới.
– Một điều tra trên 35.000 nhà đầu tư chứng khoán của Đại học California ở Davis từ năm 1991 tới năm 1997, đầu tư của phụ nữ mang lại lợi nhuận trung bình cao hơn đầu tư của nam giới 1,4 phần trăm.
Trong khi đó, theo số liệu của Hiệp hội các nhóm đầu tư quốc gia Mỹ, một tổ chức gồm 37.000 nhóm đầu tư, các nhóm đầu tư phụ nữ có mức lợi tức hàng năm là 23,8 phần trăm, cao hơn đáng kể so với mức 19,2 phần trăm của các nhóm nam giới.
– Điều tra của Đại học California ở Davis cũng cho thấy đàn ông thay đổi danh mục đầu tư nhiều hơn phụ nữ tới 45%. Sự thiếu ổn định này khiến họ không thành công về lâu dài trong đầu tư so với phụ nữ.
– Trong điều kiện khó khăn, các danh mục đầu tư của phụ nữ cũng có xu hướng ổn định hơn. Một nghiên cứu trên 10.000 nhà đầu tư Anh cho thấy khi chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoán London sụt giảm 20% trong năm 2002.
Danh mục đầu tư của các nhà đầu tư nam giới giảm 19% trong khi danh mục của các nhà đầu tư nữ giới chỉ giảm 4% do phụ nữ có khuynh hướng lựa chọn các cổ phiếu có tính an toàn cao hơn so với nam giới. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi phụ nữ lại thành công trong các thương vụ đầu tư.
– “Không ít người đã bị cuốn hút vào “stock market” đến mức quên ăn quên ngủ, stressed-out, ám ảnh đêm ngày, đứng tim lăn đùng ra… ngủm. Đầu tư vào bất cứ đâu cũng là một canh bạc, cần thời gian, kiến thức, khả năng suy luận và một cái đầu lạnh. Phải biết mình muốn gì, và làm sao để đạt được những gì mình muốn. Nhưng đồng lúc cần phải biết giới hạn bản thân: bao nhiêu mới đủ?
Cuộc đời là một phương trình cần phải có sự cân bằng hai vế: tiền bạc và tình cảm, làm việc và hưởng thụ trong thời gian có mặt trên trái đất này. Nếu mục đích cuộc sống chỉ là chỉ vục đầu kiếm sao cho nhiều tiền – theo tôi – thế thì chán chết.” – Tính đến tháng 11/2009, trong “top” những người Việt Nam giầu nhất trong thị trường chứng khoán Việt Nam, có những nữ doanh nhân “đại gia” như: – Một số gương mặt doanh nhân trẻ (7x, 8x) của thị trường chứng khoán: |
Ảnh: Lê Anh Dũng