Thí sinh tranh thủ ôn luyện đến sát ngày thi tại một trung tâm luyện thi ở TP.HCM – Ảnh: Minh Giảng
Theo ThS Phạm Hồng Danh, trưởng bộ môn toán cơ bản Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, có nhiều nguyên nhân khiến thí sinh làm bài thi đạt điểm không cao. Trong đó có nguyên nhân do áp lực và khát vọng muốn thi đậu, muốn điểm cao làm các bạn lo âu và căng thẳng.
Môn toán: chuyển lạ thành quen
Vì thế, đôi khi các bạn không đọc kỹ đề bài dẫn đến làm sai yêu cầu. Cũng có bạn quên cách giải ngắn gọn, mà lại chọn cách dài dẫn đến tính toán dài dòng, phức tạp, dễ sai. Nhiều bạn không biết cách đưa một bài toán lạ về một bài toán quen, không nhớ rằng một bài toán phức tạp chỉ là tổ hợp của những bài toán đơn giản nên đã thiếu kiên nhẫn trong khi giải quyết vấn đề.
Khi làm bài thí sinh nên làm nháp ngay trong tờ giấy thi để tiết kiệm thời gian, nếu sai thì gạch bỏ. Thực tế, nhiều bạn làm nháp rất tốt nhưng khi hết giờ không kịp chép vào bài thi. Nên nhớ giám khảo chỉ chấm đúng hay sai chứ không chấm hay hoặc dở, đẹp hay xấu, dài hay ngắn. Ngoài ra cũng cần tránh sa đà vào các câu khó làm mất nhiều thời gian. Với thời gian đó, lẽ ra có thể làm được nhiều câu dễ hơn. Các bạn nên bỏ câu rất khó (chỉ có 1 điểm) để chăm chút cho các câu trong khả năng của mình.
Môn vật lý: làm lý thuyết trước
Để làm bài tốt môn vật lý, thầy Trần Quang Phú – Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn – lưu ý trước hết thí sinh phải đọc tổng quát thật nhanh cả đề và tô sẵn những câu lý thuyết mà biết chắc chắn đúng. Những câu tìm phát biểu sai thì tô lên chữ sai để khỏi lầm khi chọn đáp án đúng. Sau đó, thí sinh nên làm lý thuyết trước (chiếm trên 30% câu hỏi). Những câu nào chưa suy luận được thì đánh dấu lại ngoài lề đề thi, để xong hết làm lại sau.
Về phần bài tập, vì có nhiều mã đề nên không như thi tự luận thường cho câu dễ trước, câu khó sau. Do đó câu nào làm nhanh, chắc đúng thì làm trước, tô luôn trên đáp án. Các câu cần tính toán qua hai, ba giai đoạn thì làm sau. Đừng mất tinh thần khi gặp hai, ba câu đầu tiên khó. Có những câu chỉ cần 10 giây là xong, có những câu làm tới 10 phút vẫn chưa xong. Tóm lại, thí sinh phải nắm thật chắc lý thuyết, thuộc nằm lòng các công thức để có thể thao tác nhanh, vận dụng thuần thục; đồng thời rèn luyện kỹ năng tính toán nhanh và chính xác.
Môn hóa: lưu ý “bẫy” ở phần bài tập
Đối với môn hóa, ThS Bùi Văn Thơm – chuyên viên hóa cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, nhận định đề thi tuyển sinh đại học môn hóa có tính phân hóa rất cao. Vì thế hầu hết các câu hỏi đều được giăng bẫy làm học sinh dễ mắc sai lầm dẫn đến chọn phương án sai. Việc học kỹ bài chưa đủ để làm bài tốt, mà còn đòi hỏi thí sinh phải thật cẩn thận để tránh những sai sót khi làm bài. Về câu hỏi lý thuyết, thí sinh không được hấp tấp khi đọc đề, phải đọc thật kỹ để tránh nhầm lẫn. Thường các câu hỏi lý thuyết không khó, nhưng đòi hỏi thí sinh phải thật cẩn thận để chọn phương án đúng.
Về các bài toán, thông thường cần phải giải ra kết quả. Tuy nhiên có những bài không thể giải ra đến cùng, mà phải lấy kết quả (những phương án cho sẵn) để lập luận trường hợp nào phù hợp. Có những dạng bài chỉ cần lấy kết quả (các phương án lập luận) chọn phương án phù hợp với đề bài mà không cần phải giải.
Đối với các dạng bài giải được để ra kết quả, đây là những bài tưởng chừng khá dễ, nhưng thật sự người ra đề lại bẫy các phương trình phản ứng hóa học, thí sinh thường sai sót do không xét hết các phương trình phản ứng xảy ra. Thí sinh cần lưu ý thêm các bài toán chỉ được giải trong khoảng thời gian không quá hai phút, nên cách giải mất nhiều thời gian sẽ không phù hợp mà phải tìm cách giải ngắn hơn.
Môn tiếng Anh: đọc từ được yêu cầu
Theo thầy Phạm Tấn Hoàng (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM), ngoài những câu về ngữ pháp truyền thống, đề thi tiếng Anh có xu hướng ra những câu giao tiếp trong thực tế đời thường. Với phần ngữ âm, để có đáp án đúng và nhanh, thí sinh đừng đọc thầm mà nên phát âm từ được yêu cầu với mức độ khẽ đủ cho tai nhận được trọng âm của từ đặt ở âm tiết nào, hay để phân biệt giữa các nguyên âm hay phụ âm với nhau. Phần từ vựng và cấu trúc là phần thí sinh đã được luyện tập nhiều ở bậc THPT nên cần được làm ở tốc độ dưới một phút một câu, để dành thời gian cho phần đọc hiểu. Lưu ý ở phần này, khoảng 70% số câu trong đề thi đều ở mức cơ bản nên thí sinh hãy bình tĩnh vận dụng kiến thức đã học để làm bài.
Với loại bài đọc hiểu, trước hết nên đọc nhanh cả bài và đọc lướt qua các câu hỏi phía dưới để nắm ý chính lẫn những vấn đề liên quan được hỏi. Sau đó đọc chậm hơn, dựa vào từ và cấu trúc trong câu để đoán ý nghĩa của từ khó, gạch chân các chi tiết cần lưu ý (ví dụ các con số biểu thị thời gian, số lượng…), sau đó mới quyết định chọn câu trả lời đúng nhất. Với loại bài đọc điền từ vào chỗ trống, đôi khi thí sinh phải đọc đến cuối bài mới tìm đúng đáp án.
Lịch thi tuyển sinh ĐH đợt 1
Thời gian thi môn toán 180 phút; lý, hóa và tiếng Anh 90 phút và vẽ 240 phút. (*) Tùy từng trường, thời gian thi môn vẽ sẽ được tổ chức từ ngày 5 đến 11-7.
Ngày
|
Buổi
|
Khối A
|
Khối A1
|
Khối V
|
4-7
|
Sáng (6g30-10g15)
|
Toán
|
Toán
|
Toán
|
|
Chiều (13g30-15g45)
|
Lý
|
Lý
|
Lý
|
5-7
|
Sáng (6g30-8g45)
|
Hóa
|
Tiếng Anh
|
Thi vẽ (*)
|
Ngày
|
Buổi
|
Khối A
|
Khối A1
|
Khối V
|
4-7
|
Sáng (6g30-10g15)
|
Toán
|
Toán
|
Toán
|
|
Chiều (13g30-15g45)
|
Lý
|
Lý
|
Lý
|
5-7
|
Sáng (6g30-8g45)
|
Hóa
|
Tiếng Anh
|
Thi vẽ (*)
|
Theo Tuổi trẻ