Bí mật sau những bộ trang phục của Marilyn Monroe

Những
câu chuyện đằng sau sự sáng tạo của William Travilla – người đã đưa
những trang phục của Marilyn Monroe lên màn ảnh – đã được bật mí trong
một cuốn sách mới ra mắt gần đây mang tên : “ Trang phục của Marilyn:
biểu tượng Hollywood đã được phong cách hóa ra sao dưới bàn tay William
Travilla”. Tác giả của cuốn sách là Andrew Hanford, một chuyên gia về
bất động sản người Anh.






Cuốn sách nói về sự nghiệp của Travilla thông qua các bộ trang phục do ông thiết kế.





Travilla
là NTK trang phục hàng đầu của hãng phim 20th Century Fox và ông đã đạt
được giải Oscar cho các trang phục trong bộ phim The Adventures of Don
Juan đúng vào thời điểm ông gặp Monroe lần đầu vào năm 1952. Sau đó, NTK
này tiếp tục công việc sáng tạo trang phục cho tám bộ phim nổi tiếng
như How to Marry a Millionaire (1953) và  Bus Stop (1956).






Theo
Hansford, Travilla và Monroe gặp nhau lần đầu tiên tại hãng phim Fox.
Monroe khi đó đang mặc một bộ bikibi và đột nhiên một bên dây áo bị tuột
để lộ ra phần ngực của cô. Lần thứ hai họ gặp nhau cũng rất đặc biệt.
Qua một tấm gương, Travilla lại tình cờ nhìn thấy thân hình nóng bỏng
của cô đào này khi trên người cô không có lấy một mảnh vải che thân.   






rất nhiều giai thoại xung quanh bộ phim The Carry On Up. Khi tham gia
thiết kế trang phục cho bộ phim này, Travilla chắc hẳn đã biết cách đánh
thức sự quyến rũ của Monroe qua những trang phục cô mặc. Những bộ váy
xếp nếp điệu đà nhưng không kém phần gợi cảm do Travilla thiết kế đã góp
phần giúp Monroe trở thành cô đào nóng bỏng nhất Hollywood. Giữa Monroe
và Travilla có một chuyện tình đẹp ( họ đã từng kết hôn) nhưng cuốn
sách này lại đề cập rất ít đến khía cạnh đó. Travilla đã từng nói :” Các
thiết kế của tôi dành cho Marilyn là một bằng chứng của tình yêu. Tôi
yêu cô ấy”.






“How
to marry a Millionaire” là bộ phim đầu tiên Travilla thiết kế trang
phục cho Marilyn và đây cũng là bộ phim đã giúp Monroe trở thành cái tên
được nhắc đến nhiều nhất vào thời điểm đó. Phim được mở màn với cảnh
Monroe và Jane Russell diện hai bộ váy màu đỏ tươi giống nhau với phần
cổ chữ V được khoét sâu tới eo.





Tuy
nhiên, bộ váy quây màu hồng kết hợp với găng tay dài cùng màu được
Monroe sử dụng khi tham gia bộ phim Diamonds Are a Girl’s Best Friend
mới thực sự là bộ trang phục khiến cô đào này trở thành một hiện tượng
vào thời kỳ đó.







Ít
ai biết rằng ngay từ đầu, bộ trang phục này không phải là lựa chọn của
Travilla. Trước đó, ông đã thiết kế một bộ váy mang kiểu dáng đuôi cá
được trang trí bởi rất nhiều kim cương ở phần đuôi váy nhưng chi phí cho
bộ váy này lên tới 4000 đôla – một con số quá lớn vào thời điểm đó nên
Monroe chưa bao giờ thử mặc bộ váy ấy. Trong quá trình sản xuất bộ phim
có bao gồm một bức ảnh khoả thân của Monroe –  bức hình này được cô chụp
vào năm 1949 sau khi thoả thuận về một hợp đồng mới với Fox bị thất
bại. Sợ rằng những lời đề nghị chụp ảnh khoả thân khác với ngôi sao của
mình sẽ khiến các nhà đầu tư rút vốn khỏi bộ phim, Fox đã yêu cầu
Travilla thiết kế một bộ trang phục khác cho Monroe. Bộ váy mới được
thiết kế thanh lịch và đẹp hơn ý tưởng cũ rất nhiều. Chất liệu được sử
dụng là loại vải lụa sa-tanh có tên gọi là
peau d’ange, chiếc váy ôm sát cơ thể người mặc nhưng vẫn tạo cảm giác thoải mái để người mặc có thể nhảy múa ngay cả khi đang diện chúng.







Nghề
thiết kế trang phục được ví như khói và gương. Các trang phục bắt mắt
trên nền vải màu hồng trên phim thường khiến người xem cảm thấy chúng
mang vẻ nặng nề hơn . Do đó, vào năm 2008, khi Hansford lần đầu tiên
trưng bày những bộ váy Monroe, ông dường như bị buộc tội gian lận bởi :
“Khi mọi người nhìn thấy trang phục trong cuộc sống thực, họ thường nhận
xét rằng trông chúng nhẹ nhàng hơn so với khi xuất hiện trên phim,” ông
viết. “ Chắc chắn rằng Travilla phải  hiểu rất rõ về các loại vải vóc,
giống như các kỹ thuật hiện đại ngày nay có thể khiến chúng xuất hiện
sống động hơn trên phim”. Bộ váy thứ hai nổi tiếng trong bộ phim chỉ
thực sự xuất hiện trong vài giây. Bộ váy được thiết kế trên nền vải mang
hoạt tiết chấm bi và được trang trí bởi các nếp xếp kết hợp với hai
đường trang trí bằng sắt mỏng chạy từ eo lên đến ngực. Như Travilla đã
từng nói : “ khi tôi chết, đừng hỏa thiêu tôi mà hãy biến tôi thành
những nếp xếp”.







Monroe
xuất hiện một cách rất lộng lẫy trong các bộ phim một phần là nhờ những
trang phục được thiết kế rất phù hợp với dáng người. Tuy nhiên, vào năm
1953, Travilla đã từ chối khi cô đào này muốn mặc một chiếc váy do ông
thiết kế để đến tham dự giải thưởng điện ảnh. Ông cho rằng: “Chiếc váy
này rất tuyệt khi xuất hiện trên phim, nhưng trong cuộc sống thường ngày
thì nó quá gợi cảm và hào nhoáng”. Thế nhưng Monroe không để ý tới
những lời góp ý ấy, cô vẫn diện chiếc váy và rồi ngay ngày hôm sau, hình
ảnh cô đào với chiếc váy nóng bỏng có mặt trên trang nhất của tất cả
các tờ báo kèm lời chỉ trích là “quá  thô tục”.





Chiếc váy tai tiếng của cô đào nóng bỏng nhất Hollywood



Chiếc
váy màu trắng bị thổi tung bởi đoàn tàu được Monroe diện trong bộ phim
The Seven Year Itch được xem là bộ váy nổi tiếng nhất trong lịch sử điện
ảnh. Ban đầu, Travilla nhận xét chiếc váy là “ngốc nghếch” nhưng về
sau, ông đã thiết kế tới ba phiên bản của bộ váy này. Hồi đầu năm nay,
chiếc váy được đem ra đấu giá và đã được trả giá tới 4,6 triệu đô.





Khi
Fox chấm dứt hợp đồng với Travilla, ông trở thành một phóng viên tự do
và chuyên thiết kế các BST dân dã. Sau đó ít lâu ông trở lại với công
việc thiết kế trang phục cho các bộ phim như
Valley of the Dolls
(1967). Vào những năm 80, các thiết kế của Travilla mang phong cách
Dallas và chính những trang phục của các diễn viên mang phong cách này
 đã giúp ông dành được một giải Emmy.







Những
bộ trang phục của Travilla gắn liền với tên tuổi của Monroe theo cách
mà bất kỳ NTK nào cũng đều muốn có được. Mặc dù nhiều người chưa từng
được xem những bộ phim do Monroe đóng nhưng họ cũng có thể tưởng tượng
ra các trang phục tuyệt vời của cô do người đàn ông đầy sáng tạo này
thiết kế. Và tất nhiên, có rất nhiều trang phục trong số đó vẫn luôn ghi
dấu trong trí nhớ của chúng ta.










                   Viet Nga (theo Telegraph)




From the same category