Bí mật của tình yêu là… sự tử tế (Phần II)

the-secret-to-love-is-just-kindness

Ngoại trừ một sự thật, hôn nhân thường không đi đến một cái “kết” tốt đẹp như cách mọi người thường nghĩ. Ða số những cuộc hôn nhân thất bại, hoặc kết thúc trong ly hôn đều mang lại khổ đau và cay đắng cho cả hai. Chỉ 3 trong số 10 cặp đôi cưới nhau có được đời sống hôn nhân hạnh phúc và viên mãn, theo lời của chuyên gia tâm lý Ty Tashiro chỉ ra trong quyển sách “Khoa học của một hạnh phúc sau cùng”, được xuất bản vào năm 2016.

Nhiều nhà khoa học xã hội bắt đầu nghiên cứu về hôn nhân trong những năm thập niên 1970, bằng cách quan sát những cặp đôi đối phó với khủng hoảng hôn nhân.

Họ phát hiện ra con số những cặp vợ chồng ly hôn cao khủng khiếp. Và họ lo sợ ảnh hưởng của những cuộc ly hôn này sẽ tác động tâm lý đến những đứa trẻ trong hoàn cảnh đó. Những nhà khoa học quyết định làm một nghiên cứu về hôn nhân, họ đưa các cặp vợ chồng mới cưới vào phòng lab, quan sát hành vi của họ để tìm ra được công thức cho mối quan hệ bền chặt, dài lâu. Liệu có phải trong mỗi gia đình không hạnh phúc, hay mỗi cuộc hôn nhân tan vỡ đều có cùng một điểm chung?

Nhà tâm lý học John Gottman nằm trong những người nghiên cứu năm đó. Trong gần 4 thập kỷ, ông đã nghiên cứu hàng ngàn cặp đôi để tìm ra “bí mật” của mối quan hệ hạnh phúc.

Người viết bài từng có cơ hội phỏng vấn Gottman và vợ của ông Julie, cũng là nhà tâm lý học, họ sinh sống và làm việc tại New York. Cùng nhau, họ là hai chuyên gia tâm lý hàng đầu đang điều hành Viện Gottman, nơi dành cho việc hàn gắn, giúp đỡ các cặp vợ chồng xây dựng và duy trì tình thương yêu, giữ cho các mối quan hệ lành mạnh dựa trên nghiên cứu khoa học.

John Gottman bắt đầu tìm câu trả lời bằng một dự án nghiêm túc của mình từ năm 1986, ông cùng người đồng nghiệp của mình Robert Levenson lập “Phòng thí nghiệm Tình Yêu” ở đại học Washington. Gottman và Levenson đưa những cặp đôi mới cưới vào phòng và quan sát cách họ tương tác với nhau. Cùng sự trợ giúp của đội ngũ nghiên cứu, các cặp đôi được gắn những dây điện cực khi họ trả lời những câu đại loại như họ gặp nhau lần đầu tiên như thế nào, tranh cãi lớn nhất mà họ từng đối mặt và những kỷ niệm ngọt ngào mà họ có với nhau. Khi các cặp đôi này trả lời, dây điện cực sẽ đo lường lưu lượng máu, nhịp đập trái tim, và lượng mồ hôi cơ thể toát ra. Sau đó đội nghiên cứu cho các cặp đôi về nhà và tiếp tục theo dõi họ trong 6 năm tiếp theo nếu như họ vẫn sống cùng nhau.

Từ dữ liệu thu thập được, Gottman chia những cặp đôi thành 2 nhóm chính: bậc thầy và bất hạnh. Nhóm bậc thầy là những cặp đôi sau 6 năm vẫn chung sống hạnh phúc. Nhóm bất hạnh là những cặp đôi tan vỡ hoặc có cuộc sống hôn nhân không mấy hạnh phúc. Khi những người nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập được trên những cặp đôi, họ nhận ra một điều khác biệt giữa hai nhóm bậc thầy và bất hạnh. Nhóm bất hạnh trông có vẻ bình tĩnh trong suốt buổi phỏng vấn nhưng chỉ số vật lý mà dây điện cực ghi lại thì hoàn toàn khác. Tim họ đập nhanh hơn, tuyến mồ hồi của họ hoạt động liên tục và lưu lượng máu chảy rất nhanh. Theo đó, Gottman nhận định một điều: hoạt động sinh lý của các cặp đôi trong phòng lab càng nhiều, mối quan hệ của họ càng xấu đi theo thời gian.

love_secret
Ảnh: indiaearl

Nhưng những chỉ số về sinh lý đó sao lại tác động đến những mối quan hệ của bạn. Vấn đề là nhóm bất hạnh thường xuyên biểu hiện những dấu hiệu “phòng thủ” hay “tấn công” trong mối quan hệ của họ. Mỗi khi họ ngồi xuống trò chuyện với người bạn đời, cơ thể họ tựa như đang đối mặt với chú hổ xổng chuồng vậy. Ngay cả những lúc họ nói với nhau điều tích cực, vui vẻ, họ cũng “thủ thế” trước đòn công kích lẫn nhau. Điều này khiến nhịp tim của họ tăng lên và làm cả hai hung hăng hơn.

Nhóm bậc thầy thì ngược lại, cho thấy chỉ số sinh lý thấp. Họ cảm thấy bình tĩnh và kết nối với nhau, thể hiện qua những hành động trìu mến với nhau, ngay cả những lúc họ tranh cãi. Đây không phải là điều mà nhóm bậc thầy tự nhiên có được. Nó có được là do họ tự tạo ra cho mình môi trường tin cậy và thân mật khiến cả hai có thể thể hiện cảm xúc dễ dàng và thoải mái.

“Hãy nhìn chú chim xinh đẹp ngoài kia!” Thật ra, anh ta không chỉ đang nói về chú chim đó, mà anh ta đang phát ra tín hiệu mong được phản hồi từ người vợ của mình-dấu hiệu của sự hứng thú-hy vọng họ sẽ kết nối với nhau thông qua chú chim sẻ đó.

Gottman muốn được biết rõ hơn về cách mà nhóm bậc thầy tạo ra cảm xúc của tình yêu, và cách mà nhóm bất hạnh phá hủy nó. Ở một nghiên cứu năm 1990, ông thiết kế một phòng lab ở đại học Washington, phía trong là một phòng ngủ và phòng ăn sáng xinh đẹp. Ông mời đến 130 cặp đôi mới cưới dành một ngày tại căn phòng này và quan sát cách mỗi cặp đôi thường làm với nhau trong kỳ nghỉ như: nấu ăn, dọn dẹp. nghe nhạc, trò chuyện và đi chơi.

Xuyên suốt một ngày, cặp đôi được yêu cầu kết nối với nhau bằng nhiều hoạt động mà Gottman gọi là “đặt cược”. Ví dụ, khi người chồng là người đam mê những chú chim và khi anh ta thấy được chú chim sẻ cánh vàng bay ngang qua. Anh ta sẽ nói với vợ của mình, “Hãy nhìn chú chim xinh đẹp ngoài kia!” Thật ra, anh ta không chỉ đang nói về chú chim đó, mà anh ta đang phát ra tín hiệu mong được phản hồi từ người vợ của mình-dấu hiệu của sự hứng thú-hy vọng họ sẽ kết nối với nhau thông qua chú chim sẻ đó.

Người vợ khi ấy có hai sự lựa chọn. Một là cô ta sẽ phản ứng “hướng về anh ta” hoặc “quay mặt đi”. Ví dụ về đặt cược con chim sẻ dường như “nhảm nhí”, nhưng nó sẽ cho giải mã được rất nhiều về tình trạng sức khoẻ của mối quan hệ đó. Người chồng nghĩ chú chim kia là một đề tài đủ quan trọng để cả hai bắt đầu chuyện trò và câu hỏi là người vợ của anh ta có nhận ra nó và tôn trọng điều đó không.

india_earl
Ảnh: India Earl

Những người hướng về đối tác của họ trong cuộc thăm dò sẽ thể hiện được hứng thú và quan tâm với người bạn đời trong vụ “đặt cược”. Còn những người không thể hiện được hai điều ấy sẽ quay lưng đi, hoặc tiếp tục làm một công việc mình đang làm như xem TV hay đọc báo. Đôi khi họ sẽ trả lời với thái độ hằn học “Đừng làm phiền anh/em nữa, anh/em đang đọc sách.”

Những vụ “cược” tương tác này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến hạnh phúc của cuộc sống hôn nhân. Cặp đôi ly hôn sau 6 năm, có tham gia vào việc “đặt cược” chỉ 33% hướng về đối tác. Chỉ 3 trong số 10 lần họ đồng thể hiện cảm xúc hứng thú với người bạn đời. Cặp đôi vẫn ở bên nhau sau 6 năm có hơn 87 phần trăm hướng về đối tác. 9 đến 10 lần họ “bắt” được cảm xúc cùng người bạn đời.

Bằng cách quan sát những kiểu tương tác như vậy, Gottman có thể đoán được đến 94% con số cặp đôi: bình thường hay đồng tính, giàu hay nghèo, có con hoặc chưa sẽ chia tay, sống cùng nhau nhưng không hạnh phúc, hoặc cùng nhau hạnh phúc trong những năm còn lại. Tuỳ thuộc vào thái độ của mỗi cặp đôi trong mối quan hệ. Họ mang đến sự tử tế và lòng khoan dung hay chỉ là sự chỉ trích và thù địch lẫn nhau.

“Có một thói quen trong đầu của nhóm bậc thầy” Gottman giải thích trong một buổi phỏng vấn, “đó là: họ tìm kiếm môi trường xã hội cho họ những điều, những giá trị tốt đẹp. Họ xây dựng văn hoá của sự tôn trọng và tử tế với nhau. Nhóm bất hạnh thì tìm kiếm mọi lỗi lầm của đối phương trong môi trường xã hội để trách móc.

Nhóm bậc thầy, họ luôn tìm kiếm một môi trường xã hội cho họ những điều, những giá trị tốt đẹp. Họ xây dựng văn hoá của sự tôn trọng và tử tế với nhau.

Coi thường lẫn nhau, như cách Gottman đề cập là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các cặp đôi “đường ai nấy đi”. Người chỉ chú ý đến những lỗi lầm của đối phương đã mất đi 50% cơ hội thấy được những điều tích cực từ người bạn đời của mình. Người mang đến cho bạn đời một sự thờ ơ, một trái tim lạnh sẽ làm cho đối phương cảm giác mình thừa thãi, vô hinh trong mắt người kia. Coi thường và chỉ trích không chỉ “giết” đi tình yêu trong mối quan hệ, đồng thời nó còn “giết” đi kỳ vọng của đối phương.

Sự tử tế, ngược lại là cái keo dính chặt hai người lại với nhau. Nghiên cứu độc lập của Gottman chỉ ra rằng tử tế là điều quan trọng nhất để dự đoán được sự hài lòng và ổn định trong hôn nhân. Sự tử tế khiến đối phương thấy mình được quan tâm, thấu hiểu và được yêu nhiều hơn.

Sự tử tế khiến đối phương thấy mình được quan tâm, thấu hiểu và được yêu nhiều hơn.

Có hai cách suy nghĩ về tử tế. Bạn có thể nghĩ nó là một tính cách có sẵn trong mỗi con người. Hay bạn có thể nghĩ sự tử tế là một loại “cơ bắp”. Ở một vài người, cơ bắp của họ vốn mạnh mẽ hơn người khác, nhưng họ vẫn muốn săn chắc hơn bằng cách luyện tập thật nhiều. Nhóm bậc thầy hướng suy nghĩ của mình về sự tử tế như là một loại “cơ bắp”. Họ biết một điều là họ phải ra sức thực hành để hoàn thiện sự tử tế. Nói một cách khác, họ biết rằng một mối quan hệ bền vững thì cần phải xây đắp, gìn giữ sự tử tế hằng ngày.

Khi người bạn đời của bạn đang gặp chuyện, stress hay mệt mỏi vì công việc. Trong lúc ấy, phản hổi dễ dàng nhất là bạn bỏ lơ người bạn đời của mình và tập trung tiếp vào chiếc iPhone, quyển sách hoặc chương trình xem dở với tiếng “Uh huh”. Bạn tiếp tục với thú vui của bạn, nhưng bạn đã bỏ lỡ khoảnh khắc hiếm hoi để cùng kết nối cảm xúc với người bạn đời. Việc bỏ mặc cảm xúc của đối phương sẽ khiến khoảng cách của mối quan hệ ngày càng xa dần, theo đó là thái độ oán trách của người bị bỏ rơi.

love_secret_1
Ảnh: India Earl

Thời điểm khó khăn nhất để thực hành sự tử tế, chính là trong những cuộc tranh cãi. Sự coi thường và hung hăng ngoài tầm kiểm soát trong những lần xung đột có thể gây ra những thiệt hại khó có thể khắc phục trong mối quan hệ.

“Sự tử tế không có nghĩa là chúng ta không được biểu lộ cảm xúc giận dữ của mình,” Julie Gottman giải thích, “nhưng sự tử tế là một loại hình thái mà ta có thể chọn để biểu lộ cảm xúc trong lúc giận. Bạn có thể “ném” cơn giận đó vào đối phương, hay bạn có thể giải thích người kia lý do bạn trở nên giận dữ, và đó chính là phương pháp thực hành sự tử tế.”

Cho hàng trăm cặp đôi vừa mới kết hôn, và cho hàng triệu vợ chồng đang chung sống cùng nhau, đã cưới hoặc chưa cưới thì bài học rút ra từ cuộc nghiên cứu dài hơi hơn 4 thập kỷ qua lại vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được: Nếu bạn muốn có một mối quan hệ lâu bền và hạnh phúc, hãy thực hành sự tử tế càng sớm và thường xuyên khi có thể.


From the same category