Bệnh thận & những kỹ thuật điều trị mới

Các bệnh lý thường gặp ở thận như viêm thận, sỏi thận, u thận hoặc các bệnh lý liên quan như u xơ tuyến tiền liệt, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang… đều ảnh hưởng tới hoạt động của thận dẫn tới suy thận, hư thận… khiến người bệnh phải chạy thận nhân tạo.

Liệu pháp mới cải thiện tỉ lệ ghép thận

Nhiều bệnh nhân đợi ghép thận cần phải chạy thận nhân tạo trong nhiều năm.
Khoảng 1/3 số bệnh nhân suy thận có nồng độ cao kháng thể kháng tạng ghép, dẫn tới nguy cơ đào thải thận ghép.

Thử nghiệm lâm sàng cho thấy liệu pháp globulin miễn dịch nội tĩnh mạch liều cao (IVIG) có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân có nồng độ cao kháng thể kháng tạng ghép, làm tăng cơ hội ghép thận thành công. Liệu pháp phối hợp mới sử dụng IVIG và rituzimab mang lại hiệu quả cao hơn sử dụng IVIG đơn thuần.

Kết quả nghiên cứu cho thấy liệu pháp phối hợp cải thiện tỷ lệ ghép thận ở 80% bệnh nhân điều trị. Tỷ lệ sống của bệnh nhân sau một năm là 100% và tỷ lệ tồn tại thận ghép sau một năm là 94%.

 
 

Ngày bệnh nhân thận trên thế giới tổ chức tại Sydney Australia.

Ứng dụng rô-bốt trong phẫu thuật ung thư thận

Các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu dược Trường đại học Columbia – New York – Mỹ vừa thử nghiệm thành công việc phẫu thuật loại bỏ khối ung thư trong thận của bệnh nhân bằng một thiết bị rô-bốt mới.

Hoạt động chính của thiết bị gần như phương pháp mổ nội soi. Thiết bị cánh tay rô-bốt được gắn với một đường ống nhỏ và được điều khiển bởi một camera có thể dễ dàng giúp các bác sĩ loại bỏ các tế bào ung thư trong thận, đồng thời điều trị và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh mà ít gây đau đớn cho bệnh nhân.

Đây cũng là loại thiết bị được ứng dụng để phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt, phẫu thuật thận, bàng quang… và các trường hợp sa dạ con ở phụ nữ mang thai.

Thuốc điều trị thiếu máu trong suy thận mạn

Thiếu máu là một triệu chứng quan trọng trong biểu hiện mức độ suy thận. Suy thận càng nặng thì thiếu máu càng nhiều. Điều trị thiếu máu là một trong các biện pháp tổng hợp điều trị bảo tồn suy thận mạn.

Khi bị bệnh thận mạn tính, lượng các nephron chức năng nguyên vẹn giảm dần từ đó dẫn đến: Giảm chức năng nội và ngoại tiết của thận. Thiếu sắt, axit folic, các vitamin, protein là các nguyên liệu góp phần cấu tạo hồng cầu do cung cấp không đủ hoặc kém hấp thu do bệnh đường tiêu hóa.

Dựa vào các cơ chế gây thiếu máu trong suy thận mạn, hai loại nhóm thuốc được sử dụng điều trị tùy theo mức độ suy thận và tình trạng thiếu máu là: Sắt bao gồm sắt dùng theo đường uống, sắt dùng theo đường tiêm tĩnh mạch. Sắt dùng theo tiêm bắp ít sử dụng.

Thuốc có sắt dùng theo đường uống thường dùng sắt hóa trị 2 có thêm axit folic hoặc vitamin C dưới dạng viên, gói hoặc dung dịch. Liều dùng từ 50-100mg/ngày chia 2 lần. Nên uống trước bữa ăn. Các thuốc trên có tác dụng ở giai đoạn suy thận nhẹ và vừa, ít tác dụng khi đã suy thận nặng. Tác dụng không mong muốn của thuốc có sắt dùng theo đường uống là rối loạn tiêu hóa, táo bón, phân màu nâu đen.

Thuốc có sắt dùng theo đường tĩnh mạch. Các dược phẩm thường dưới dạng sắt – dextran, sắt – gluconat, sắt – sucrose. Hiện nay trên lâm sàng hay sử dụng venofer là sắt – sucrose (ferrioxidum saccharafum) vì hiệu quả tốt và ít tác dụng không mong muốn.

Không nên truyền máu trong suy thận mạn

Trước đây vì bệnh được phát hiện muộn, người bệnh đến viện trong tình trạng đã suy tim do thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm dưới 1,5tera/lít, thể tích hồng cầu dưới 0,15l/lít, nồng độ huyết cầu tố dưới 70g/lít nên cần phải truyền máu tươi hoặc hồng cầu rửa, vì vậy không an toàn có thể bị nhiễm HBV hoặc HIV hoặc các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Ngày nay chúng ta đã có điều kiện phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời nên ít xảy ra thiếu máu nặng.

Sở dĩ các nhà thận học khuyến cáo không nên truyền máu vì ngoài việc lây nhiễm còn bị ảnh hưởng đến kết quả ghép thận do cơ thể người bệnh sản xuất yếu tố độc tế bào. Chỉ định truyền máu trong thiếu máu do suy thận mạn rất hạn chế, áp dụng cho những trường hợp suy tim mạch nặng, chảy máu ngoại khoa, tan máu và kháng trị với EPO.


From the same category