Bệnh nhiễm khuẩn – gánh nặng kinh tế cho các nước đang phát triển - Tạp chí Đẹp

Bệnh nhiễm khuẩn – gánh nặng kinh tế cho các nước đang phát triển

Sức Khỏe

Dịch bệnh và những con số đáng lo ngại

Theo tiến sĩ Vibhav R. Sanzgiri, giám đốc R&D toàn cầu của nhãn hàng Lifebuoy: “Thời tiết nóng nực là điều kiện dễ bùng phát 5 vấn đề về sức khỏe gây nên bởi vi khuẩn, virut phổ biến nhất trong mùa hè: các bệnh về da như rôm sẩy, ban, mụn; các bệnh về dạ dày như viêm dạy dày ruột, thương hàn, tiêu chảy, tả giun, ngộ độc thực phẩm; sốt xuất huyết và các bệnh do côn trùng và cuối cùng là đau mắt (viêm màng kết)..”. Sự gia tăng mạnh mẽ của các loại vi khuẩn, vi rút, cộng thêm đó là sự thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao, hay những cơn mưa bất chợt khi thời tiết thay đổi và thói quen vệ sinh kém khiến những bệnh truyền nhiễm rất dễ gây bùng phát thành dịch.

Các bệnh truyền nhiễm rất dễ bùng phát thành dịch

Theo số liệu của tổng cục thống kê của quý I năm 2012, trong ba tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước ngộ độc thực phẩm đã xảy ra 16 vụ làm 360 người bị ngộ độc, trong đó 3 trường hợp tử vong; sốt xuất huyết có 7,2 nghìn trường hợp mắc bệnh (5 trường hợp tử vong); hay tay chân miệng đã có 15,2 nghìn trường hợp tại 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mắc bệnh, trong đó 11 trường hợp tử vong. Tính riêng trong tháng 5 vừa qua, thành phố Hồ Chí Minh có thêm 3 trường hợp trẻ em tử vong do bệnh tay – chân – miệng, đưa tổng số ca tử vong tại thành phố bị bệnh này từ đầu năm đến nay lên 9 trường hợp.

Công tác vệ sinh sạch sẽ rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ

Thông thường những năm trước, đỉnh điểm bệnh tay chân miệng là vào tháng 9, tháng 10 nhưng năm nay, bệnh tay –  chân – miệng lại bùng phát dữ dội vào những tháng đầu năm. Mỗi ngày tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 có hàng trăm ca mắc mới nhập viện. Riêng dịch bệnh tiêu chảy đang khiến các khoa Tiêu hóa của bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 quá tải nghiêm trọng. Tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2, có hơn 100 trẻ đang nằm điều trị các bệnh liên quan về tiêu hóa, trong đó hơn phân nửa mắc bệnh tiêu chảy. Đứng trước tình hình dịch bệnh nguy hiểm như hiện nay, cần có những giải pháp cấp thiết để giúp trẻ nhỏ tránh được những loại dịch bệnh đang ngày một phức tạp.

Gánh nặng chi phí từ bệnh tật

Bệnh tật không những gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, công việc học tập của trẻ, tiêu tốn thời gian của bố mẹ trong việc chăm sóc mà còn đem theo nhiều gánh nặng chi phí về tiền bạc.

Khi trẻ ốm, cha mẹ phải dành chi phí cho việc khám chữa bệnh, thuốc men; xã hội cũng gánh thêm chi phí y tế lớn. Theo một nghiên cứu mới đây giữa Trường Vệ sinh và Y học nhiệt đới London – Anh kết hợp với nhãn hàng Lifebuoy tiến hành tại Indonesia cho biết, các gia đình tại Indonesia tốn gấp đôi chi phí y tế khi thời tiết gió mùa hơn những thời điểm khác trong năm. 3,5 tỷ đô, tương đương với 0,5% GDP quốc gia là con số mà quốc gia Indonesia dành cho chi phí y tế với các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến trong 1 năm.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết: tỷ trọng nguồn tài chính công trong tổng chi cho y tế tăng rõ rệt, từ 20% năm 2000 tăng lên 43% năm 2008. Chi phí bình quân y tế cho đầu người năm 2008 là 1,1 triệu đồng tức là khoảng 60 USD. Tốc độ tăng chi phí y tế bình quân hàng năm đạt 9,8%. Tổng chi y tế so với GDP tăng qua các năm và đạt 6,2% GDP năm 2007, cao hơn một số nước trong khu vực và con số này ngày càng gia tăng. Đặc biệt trong số đó chi phí cho các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến chiếm không nhỏ.

Cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều cần ý thức về vệ sinh chân tay sạch sẽ bảo vệ bản thân

Các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nói chung ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lâu dài của trẻ và gánh nặng cho gia đình, xã hội. Ngoài việc duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách ngủ đủ, ăn nhiều hoa quả và rau, cung cấp đủ nước là chìa khóa để đảm bảo sức khỏe thì việc vệ sinh tay và tắm bằng xà bông để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Đây được cho là cách thức đơn giản và hữu hiệu nhưng lại thường bị bỏ qua của đa số người dân.

Để giảm thiểu chi phí từ gánh nặng bệnh tật, việc cần làm liên tục và cấp bách là thay đổi nhận thức người dân trong vệ sinh phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe. Chỉ cần duy trì các thói quen vệ sinh đơn giản hàng ngày của mỗi cá nhân, nhắc nhở nhau trong gia đình, thì đã có thể giảm nhẹ áp lực cuộc sống đến từ chi phí bệnh tật và giúp giảm gánh nặng kinh tế cho các nước đang phát triển như Indonesia hay Việt Nam chúng ta.

PV

Thực hiện: depweb

11/07/2012, 10:21