Bệnh mạn tính đang trở thành gánh nặng y tế không hề nhỏ, nhất là khi chúng đang ngày càng trầm trọng hơn do các hành vi xem nhẹ sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người Việt Nam.
Kinh tế phát triển kéo theo xu hướng bệnh tật cũng thay đổi. Những căn bệnh trước đây như sốt rét, dịch hạch, nhiễm khuẩn nhường chỗ cho những bệnh mạn tính không lây như tim mạch, tiểu đường, ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính… và trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Tại Việt Nam, cứ 10 trường hợp tử vong thì có 7 trường hợp do các bệnh không lây nhiễm. Bệnh mạn tính đang trở thành gánh nặng y tế không hề nhỏ, nhất là khi chúng đang trở nên trầm trọng hơn do các hành vi xem nhẹ sức khỏe, phổ biến như hút thuốc hoặc thiếu dinh dưỡng, trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người Việt Nam.
Theo bác sĩ Hoàng Thị Bạch Dương, Tổng Giám đốc, Trung tâm Chăm sóc Giảm nhẹ Chân Trời Mới, lối sống có ảnh hưởng đến 80% sức khỏe con người. Còn ông Charles Sine, Tổng Giám đốc của Anti-Fragility Health Clinic thì chia sẻ: “Khá nhiều bệnh nhân của chúng tôi có ít kiến thức về tác động của lối sống đến sức khỏe. Họ thường xuyên chỉ tìm đến bệnh viện hoặc bác sĩ khi họ đã bị bệnh”.
Và có lẽ, đó chính là lý do mà Anti-Fragility Health Clinic (AFHC) tổ chức hội thảo “Bệnh mạn tính – Cơn khủng hoảng thầm lặng” nhằm cung cấp cái nhìn rõ hơn về các bệnh mạn tính ở Việt Nam, cùng với việc giới thiệu phương pháp y học thế hệ mới để ngăn ngừa, quản lý và đẩy lùi các bệnh mạn tính.
Sự kiện là một phần của chuỗi hội thảo về lối sống kéo dài 2 ngày, tại Hà Nội và Bắc Ninh vào tháng 12, dành cho những người quan tâm đến việc xây dựng lối sống lành mạnh và muốn tìm hiểu cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh mạn tính.
AFHC với hơn 10 năm nghiên cứu về bệnh mạn tính, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thế hệ mới, tập trung vào y học chức năng và lối sống cá nhân với nguyên lý là xem xét nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, đó có thể là danh sách hàng loạt các thói quen và hành vi không lành mạnh, từ chế độ ăn uống kém, mất nước, thiếu vận động đến các vấn đề liên quan đến stress, từ đó cung cấp các thiết kế lối sống cá nhân hướng tới tạo ra những tác động tích cực tới sức khỏe của bệnh nhân, với mục tiêu ngăn ngừa, quản lý và đẩy lùi các mối đe dọa từ bệnh mạn tính. Các loại thuốc truyền thống không có tác dụng đối với các bệnh mạn tính mà chỉ bản thân cơ thể mới có khả năng tự chữa lành khi được cung cấp đủ các dinh dưỡng cơ thể cần.
Hoạt động tại Việt Nam từ đầu năm 2019, AFHC đã mở phòng khám đầu tiên tại Tp.HCM và phát triển ra Hà Nội từ đầu năm 2020 với đối tác là Trung tâm chăm sóc giảm nhẹ Chân Trời Mới. Mô hình chăm sóc sức khỏe thế hệ mới để tối ưu hóa sức khỏe cá nhân, hỗ trợ ứng dụng thực phẩm chức năng cho lối sống, chẩn đoán tiên tiến và phân tích dữ liệu sinh học của AFHC cũng được coi là xu hướng tiến bộ nhất của y học thế giới hiện nay.