Mỗi khi đông về, nhiều người cảm thấy chân tay luôn lạnh buốt dù cơ thể được ủ ấm. Vậy đâu là nguyên nhân và làm thế nào để tay và chân luôn giữ được nhiệt trong mùa lạnh giá?
Những “thủ phạm” của chứng chân tay lạnh
Do sự lưu thông máu giảm: Mùa đông nhiệt độ hạ thấp khiến cho các thành mạch trong cơ thể co lại, ảnh hưởng xấu tới quá trình lưu thông máu. Lúc này, máu về tay chân (những điểm xa tim) giảm nên bộ phận này thường bị lạnh hơn so với các mùa khác trong năm.
Tim không thể thực hiện tốt việc cung cấp máu đến các bộ phận ngoại vi của cơ thể: Do cơ thể thiếu máu – thiếu thể tích tuần hoàn máu, hemoglobin (một huyết cầu tố làm cho tế bào hồng cầu cũng như máu có màu đỏ) và các tế bào hồng cầu thấp.
Máu vận chuyển kém: Sự vận chuyển máu đến bàn tay và bàn chân lưu thông kém, làm cho bàn tay và bàn chân đặc biệt là ngón tay, ngón chân bị lạnh.
Do thói quen hút thuốc lá, cơ thể mệt mỏi, hay lo lắng: Nếu ở tình trạng này, động mạch ngoại vi của bạn trở nên hẹp hơn, dấn tới hạn chế sự lưu thông của máu đến bàn tay và bàn chân.
Sự thay đổi hormone trước kỳ kinh nguyệt: Đây là thay đổi do nội tiết gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mạch máu dưới da và làm giảm lưu lượng máu, làm máu lưu thông kém.
Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng: Nếu bạn là người ăn kiêng quá mức hoặc chán ăn cũng dẫn đến sự lưu thông máu kém.
Ngoài ra, lạnh tay chân mùa đông cũng có thể là biểu hiện ủ bệnh của một căn bệnh nào đó như hội chứng Raynaud (do thiếu máu cục bộ nhiều giai đoạn ở các đầu ngón tay, ngón chân). Nếu hiện tượng này diễn ra lâu dài sẽ dễ dẫn đến xơ da đầu ngón, cơ, xương cũng bị ảnh hưởng. Hội chứng này cũng dẫn tới các vấn đề về tuần hoàn, viêm phế quản mãn tính và bệnh động mạch.
Theo y học Trung Quốc, khi thời tiết lạnh dẫn đến tĩnh mạch gan nhiễm lạnh, chức năng tạo máu của gan bị ảnh hưởng, khiến thận dương không đầy đủ, tay chân lạnh, bàn tay và bàn chân chuyển sang màu đỏ hoặc trắng. Thậm chí, bạn còn cảm thấy đau đớn.
Các chuyên gia y tế cho biết, nếu bạn bị lạnh tay chân do các nguyên nhân trên, việc điều trị cần tiến hành kịp thời, tránh những nguy cơ sức khỏe lâu dài như kinh nguyệt ít, vô sinh, luôn mệt mỏi, dễ ớn lạnh, bệnh thấp khớp,…
Giữ nhiệt thế nào?
Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh: Khi cơ thể đủ nhiệt, tay chân sẽ ấm áp hơn. Tập thể dục, lưu ý chế độ ăn uống có lợi, các phương pháp tắm giữ nhiệt và massage tay chân… là những phương pháp có thể áp dụng.
Không mặc quần áo chật: Bởi đây là nguyên nhân cản trở lưu thông máu.
Ngâm chân tay cho đến khi thật ấm: Thêm vào chậu nước nóng một ít gừng tươi giã nát, kinh giới hay lá hương thảo, hai muỗng cà phê gừng bột hoặc hạt tiêu đen xay, hoặc một muỗng bột mù tạt, sau đó ngâm chân tay cho đến khi thật ấm. Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần ngâm chân tay trong nước ấm pha muối.
Tập thể dục: Tập thể dục buổi sáng sẽ đẩy mạnh tuần hoàn máu và sự trao đổi chất, giúp cho cơ thể khỏe khoắn và tinh thần thoải mái cho một ngày làm việc. Trong khi làm việc, việc leo cầu thang, đứng nhảy cũng sẽ giúp bạn tăng cường khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể.
Bổ sung vitamin và thực phẩm cần thiết: Bổ sung Multi vitamin cho cơ thể bằng cách chọn những thực phẩm có chứa niacin (một vitamin thuộc nhóm B, giúp giãn mạch máu và mở rộng các mạch máu, làm tăng lưu lượng máu). Niacin có trong các thực phẩm tự nhiên, đặc biệt là cá kiếm và cá thu. Niacin cũng được tìm thấy trong sữa, trứng, thịt cừu, thịt bò, thịt lợn, bơ, đặt trong các loại hạt và ngũ cốc…
Và cũng đừng quên vitamin B bởi nó có thể mở rộng mạch máu ngoại biên. Ăn các loại thực phẩm họ đậu, cà rốt và các loại thực phẩm nóng khác giúp thúc đẩy lưu thông máu. Tránh ăn thực phẩm lạnh, nước đá hoặc uống lạnh…
Bổ sung nhiệt kịp thời: Lượng mỡ được lưu trữ trong cơ thể giúp duy trì nhiệt độ. Nếu bạn quá bận rộn vì công việc, bạn cần chuẩn bị thực phẩm để bổ sung nhiệt cho cơ thể kịp thời như bánh bánh quy, bánh mì, trà, nhân sâm…
Tắm giữ nhiệt: Cho gừng hoặc hoa cúc, quế, dầu hương thảo vào nước ấm khi tắm có thể thúc đẩy lưu thông máu, giữ ấm cho cơ thể bạn.
Massage: Dùng tinh dầu hay các loại dầu dùng để xoa bóp để massage tăng nhiệt. Massage với các loại tinh dầu có thể thúc đẩy lưu thông máu ở tay và bàn chân.
Giữ kín xung quanh cổ tay, cổ và mắt cá chân: là những khoảng trống mà không khí lạnh và gió có thể thâm nhập. Mang giày có đế lót dày.
Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, khi cơ thể đủ nhiệt thì tay chân sẽ thêm phần ấm áp
Ngừng hút thuốc lá: Đặc biệt, nếu đã mắc hội chứng Raynaud, bạn không những phải ngừng hẳn hút thuốc lá mà còn cần tránh xa khói thuốc từ những người xung quanh.
Uống nước trước khi ra ngoài:
Khi cơ thể thiếu nước sẽ càng thêm ớn lạnh bởi máu của bạn giảm âm lượng. Vì vậy, trước khi đi ra ngoài trời vào mùa đông, bạn nên uống đủ nước, cũng có thể uống chút rượu táo thảo dược, trà… Và khi trở về nhà bạn cũng cần bù nước cho cơ thể.
Tránh cà phê và các sản phẩm có chứa cafein:
Vì chúng làm teo mạch máu và có thể cản trở sự lưu thông máu của cơ thể. Tránh xa rượu nóng, sự “nóng lên” của rượu có hiệu lực chỉ là tạm thời và sau đó sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể của bạn.
Bổ sung chất sắt:
Thiếu sắt có thể làm thay đổi sự chuyển hóa hoóc môn tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ mất nhiều sắt hơn bình thường. Vì vậy, hãy tìm các nguồn sắt cho cơ thể từ ngao, đậu phụ, kem của lúa mì ngũ cốc, thịt gia cầm, cá, thịt nạc đỏ, đậu lăng và các loại rau lá xanh.
Đừng quên uống nhiều nước cam, vì vitamin C làm tăng khả năng của cơ thể hấp thụ các loại sắt trong những thực phẩm này. Nếu lượng sắt trong cơ thể bạn nhiều sẽ chuyển thành nhiệt nhiều hơn, đó là một cách tốt để chống lạnh cho bàn tay và bàn chân.