Tại châu Á, năm 1990, Nhật Bản cũng bắt đầu nhận thức được lợi ích và văn hóa giao thông bằng đèn. Cụ thể xe Cub 82/89 và các dòng xe khác sản xuất từ thời gian này không có công tắc đèn. Các xe máy này khi nhập vào Việt Nam đã được chế thêm một công tắc nhỏ dưới tay ga để tắt đèn vào ban ngày, tiết kiệm điện.
Người ta còn phát hiện ra rằng khi đi đường đồi núi, quanh co, đường khuất tầm nhìn có gắn gương cầu lồi, các xe ngược chiều vào cua phát hiện được các xe ngược chiều từ xa. Từ đó Thái Lan ra quy định về việc bật đèn xe ban ngày.
Tại Việt Nam, những năm gần ây, việc bật đèn ban ngày ở các dòng xe đắt tiền (cả ô tô và xe máy) chủ yếu mới mang tính chất gây sự chú ý. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân, dù đi môtô, xe máy, hay ô tô, dù là xe hạng sang hay bình dân, chúng ta nên:
– Bật đèn xe ban ngày (chế độ chiếu gần, không bật đèn pha gây khó chịu cho người khác)
– Nháy đèn pha, cốt khi xin vượt.
– Nháy đèn pha hoặc bật đèn pha khi đi đường đèo dốc quanh co có gương cầu lồi.
– Bật đèn khi xin vào đường từ bên trái sang phải.
– Hạn chế sử dụng còi.
Luật giao thông Việt Nam không quy định việc bật đèn ban ngày. Nghị định 146/2007 ngày 14/9/2007 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định:
Người điều khiển phương tiện giao thông chỉ bị phạt đối với hành vi sử dụng đèn như sau:
– Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu dân cư đông đúc (không nói ngày hay đêm): phạt 200.000 – 400.000 đồng, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
– Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, sử dụng đèn chiếu xa khi tránh nhau về ban đêm: phạt từ 400.000 – 600.000 đồng;
– Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đủ đèn chiếu sáng hoặc sử dụng đèn chiếu xa: phạt từ 600.000 – 1 triệu đồng.
Do đó, ban ngày người điều khiển phương tiện giao thông có thể thoải mái bật đèn xe, chỉ lưu ý không sử dụng đèn pha ban ngày trong đô thị.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Theo Dân Trí