Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới tác động đến phụ nữ, khoảng 500.000 phụ nữ được chẩn đoán và gần 300.000 người tử vong mỗi năm. Trong danh sách các căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ, ung thư cổ tử cung xếp thứ hai.
Ung thư cổ tử cung là gì?
Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo và buồng trứng). Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung là khoảng 30 – 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 45 – 55 tuổi, rất hiếm ở phụ nữ dưới 20 tuổi.
Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn. U lành tính (không phải là ung thư) là khối u không lan rộng và thường không có hại. Tuy nhiên, các khối u ác tính sẽ lây lan và phát triển thành bệnh ung thư nguy hiểm với cơ thể.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi Human papillomavirus (HPV). Loại virus này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu khi bắt đầu “yêu”. Trên thực tế, những loại virus này sẽ bị “đánh bật” ra khỏi cơ thể con người trong vòng 12 – 24 tháng. Nhóm phụ nữ không thể loại bỏ được chúng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung sau này. Loại virus này lây lan từ nữ sang nam và ngược lại. Có hơn 100 loại HPV khác nhau, chiếm 70% trong số đó là HPV chủng 16, 18, 31 và 45 tiềm tàng đến 99% bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em.
Các triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung
Giai đoạn tiền ung thư thường không có triệu chứng.
Sau đó có thể xuất hiện các triệu chứng:
Khi bệnh nặng, có chảy dịch nhiều lẫn máu từ âm đạo, kèm với đau nhức vùng lưng, vùng chậu hoặc ở chân. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân bị vô niệu do ung thư chèn ép vào hai niệu quản.
Chẩn đoán ung thư cổ tử cung
Khám phụ khoa đều đặn để kiểm tra cơ thể hoặc bất kì triệu chứng gì bất thường khiến bạn lo lắng sẽ giúp bạn phát hiện được ung thư cổ tử cung sớm và có phác đồ điều trị thích hợp.
Kiểm tra và thực hiện xét nghiệm Pap smear
Khám phụ khoa thông thường giống như việc chèn một dụng cụ nhỏ, gọi là mỏ vịt, nhẹ nhàng vào âm đạo để giữ mở bức tường âm đạo, dễ dàng kiểm tra cổ tử cung và bên trong âm đạo của bạn có các dấu hiệu chảy máu, khí hư hay bất thường khác.
Xét nghiệm Pap smear không gây đau nhiều, là một thủ thuật nhỏ lấy các tế bào mẫu từ bề mặt cổ tử cung bằng tăm bông hoặc dụng cụ y tế cho phép, sau đó được gởi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Các tế bào hình dạng bất ổn (dysplastic) hoặc các tế bào ung thư sẽ dễ dàng được phát hiện. Các chị em phụ nữ nên bắt đầu làm xét nghiệm Pap vào khoảng 3 năm sau lần giao hợp đầu tiên và sau đó lặp lại hàng năm.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện thêm các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ như:
Soi cổ tử cung: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ quan sát cổ tử cung nhằm kiểm tra bất thường trong đó.
Sinh thiết cổ tử cung: Trong quá trình sinh thiết, một mẫu nhỏ mô trong cổ tử cung được lấy ra để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm xác định sớm các mầm bệnh chứa tế bào ung thư.
Nạo kênh cổ tử cung hoặc khoét chóp cổ tử cung giúp xác định type HPV gây bệnh cho tế bào phủ trên bề mặt, thường gặp nhất là type: 6, 11, 16, 18, 42, 43, 44, 31, 33, 35, 45, 51, 52, 56 (có 4 type chính là 16, 18, 31, 45).
Có thể điều trị ung thư cổ tử cung với hiệu quả tốt nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bạn cũng hoàn toàn phòng ngừa nhiễm HPV bằng cách dùng vaccin nếu chưa bị nhiễm loại virus này. Nên đi khám phụ khoa định kì, làm xét nghiệm và điều trị đúng mức các tổn thương tiền ung thư.