Vào một ngày nào đó, bạn nhìn xung quanh phòng xem có ai không để rủ đi ăn trưa và thấy đồng nghiệp đi ăn với sếp từ lúc nào. Sau đó sếp lại tổ chức họp bàn về những kế hoạch sắp tới mà không cần có sự có mặt của bạn.
Thêm vào đó, những đồng nghiệp xung quanh bắt đầu nhìn bạn với ánh mắt đầy thương cảm. Đó chính là toàn cảnh của một cuộc chiến tranh lạnh nhằm tới một nhân viên trong công ty.
Các sếp sẽ không chủ động sa thải nhân viên đó mà sẽ “làm khổ” nhân viên đó cho tới khi anh ta tự động nghỉ việc. Khi bạn đã nhận ra được những dấu hiệu trên thì dưới đây là một vài giải pháp để chấm dứt tình trạng đó.
1. Nói chuyện thẳng thắn với sếp
Đừng ngần ngại khi nói hết với sếp về những gì bạn cảm nhận được xung quanh mình. “Tôi muốn biết những gì đang xảy ra quanh tôi!”, yêu cầu này không khiến bạn trở thành người không biết điều vì bạn hoàn toàn có quyền được biết nguyên do mọi người bỗng dưng lại có thái độ khác lạ với mình.
Tại công sở, “bệnh đa nghi” là một bệnh lan truyền rất nhanh và rất nhiều người “mắc phải”. Đôi khi những cảm nhận của bạn có thể chỉ là những hiểu lầm.
2. Hãy bước đi và đừng nghĩ suy
Nếu những gì bạn nhận được chỉ là một vài lời an ủi sáo rỗng và nhạt thếch đi kèm với những cái nhìn lơ đãng thì có lẽ đã đến lúc bạn cần phải tìm một nơi làm việc mới. Hãy tự an ủi bản thân mình rằng sếp đã không đủ bản lĩnh để sa thải bạn.
3. Chủ động bỏ việc
Đây là chiếc chìa khóa vàng để bạn có thể tự giải thoát bản thân khỏi những cái nhìn thương hại, thái độ đối xử bất công mặc dù có thể khi bạn đi thì những bất công đó vẫn không thể chấm dứt tình trạng đó. Thoát khỏi được thì vẫn hơn!
4. Hủy bỏ điều khoản cạnh tranh
Điều khoản cạnh tranh có thể ở trong hợp đồng khi bạn đặt bút ký với nhà tuyển dụng để đảm bảo bạn không tham gia vào công ty cạnh tranh khi bạn vẫn đang làm việc hoặc sau khi nghỉ việc.
Nếu bạn quyết định xin nghỉ thì hãy nói rằng: “Tôi biết là tôi đã ký điều khoản cạnh tranh nhưng chúng ta có thể hủy bỏ được không? Anh/Chị biết đấy, ai cũng phải mưu sinh!”.
Dành cho “người ngoài cuộc”
Bạn nghĩ rằng bạn sẽ là một người có ý tứ nếu không xen vào chuyện của nhân viên đang bị tẩy chay? Việc mọi người tránh mặt nhân viên đó không cải thiện được tình hình gì mà còn làm cho không khí làm việc trở nên nặng nề, không thoải mái. Tất cả mọi người khác đều biết chuyện gì đang xảy ra và chỉ còn chờ một người “phá băng” với câu nói đơn giản như: “Cậu coi như bị sa thải rồi!”.