Bài học từ “vết xe đổ” kỳ thị sắc tộc của các “ông lớn” Gucci và Prada

Martin Luther King từng nói: “Tôi mong một ngày nào đó, con người sẽ không bị đánh giá bởi màu da của họ nữa. Thay vào đó, họ sẽ được nhìn nhận bởi cá tính bên trong của mình”. Nhưng cũng như vô vàn chứng kỳ thị khác, người da màu luôn dễ cảm thấy bị tổn thương bởi những câu từ hoặc hình ảnh gợi nhớ đến thời kì phân biệt sắc tộc từ hàng trăm năm trước. Song hành cùng những biến chuyển của xã hội theo thời gian, giới thời trang cũng không ít lần phải đương đầu với nhiều lời cáo buộc về vấn đề này.

Đơn cử trong những năm gần đây, hàng loạt tên tuổi lớn dù không biết vô tình hay hữu ý mà lại liên tục mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong cả việc thiết kế, lẫn cách truyền thông sản phẩm, khiến dư luận phẫn nộ bởi thể hiện sự kỳ thị về màu da. Zara bị chỉ trích bởi in hình chú ếch Pepe the Frog trên một chiếc váy jeans vì được cho là biểu tượng của sự chống đối tôn giáo, H&M nhận “gạch đá” khi cho mẫu nhí da màu diện áo hoodie ghi “chú khỉ ngầu nhất rừng xanh”, người dùng Twitter cho rằng adidas quá thiếu sót khi ra mắt đôi giày all-white trong BST lấy cảm hứng từ văn hóa Phục hưng Harlem và nhất là khi nó nằm trong Black History Month (tháng kỉ niệm dành cho những ai đã cống hiến cho cộng đồng người Mỹ gốc Phi),…

Mẫu áo hoodie của H&M bị chỉ trích nặng nề vì cho một cậu bé da màu mặc với dòng chữ "Chú khỉ ngầu nhất rừng xanh".
Mẫu áo hoodie của H&M bị chỉ trích nặng nề vì cho một cậu bé da màu mặc với dòng chữ “Chú khỉ ngầu nhất rừng xanh”.
Chiếc váy jeans in hình Pepe The Frog của Zara gây nhiều tranh cãi về hình ảnh mang thông điệp tiêu cực về kì thị chủng tộc.
Chiếc váy jeans in hình Pepe The Frog của Zara gây nhiều tranh cãi về hình ảnh mang thông điệp tiêu cực về kì thị chủng tộc.

Tuy nhiên, có lẽ từng ấy bài học vẫn chưa đủ khi nối bước vào “vũng lầy” ấy lại là những ông lớn trong ngành thời trang như Dolce & Gabbana, Gucci, Prada. Lần lượt từng thương hiệu đình đám phải xắn tay áo để xử lý khủng hoảng truyền thông, người đủ khôn ngoan thì vượt qua nhưng cũng có không ít tên tuổi phải trả giá đắt vì sai lầm của mình.

Thời trang tốt nhất đừng đùa với màu đen

Giữa kỉ nguyên 4.0, khi mạng xã hội như trở thành hơi thở của con người hiện đại, mỗi hình ảnh hay thông điệp bất kì được đăng tải đều cần sự cân nhắc kĩ lưỡng. Huống hồ, với những nhà mốt lớn luôn có sẵn một ekip truyền thông hùng hậu đằng sau. Thế nhưng lần lượt từng “ông lớn” vẫn phải muối mặt trước công chúng bởi sự thiếu hiểu biết của mình.

Từng được giới mộ điệu tung hô vì ý tưởng sàn diễn đột phá và những lời khen có cánh dành cho các thiết kế ấn tượng, BST Thu Đông 2018 của Gucci nay lại bị chỉ trích vì sáng tạo thiếu hiểu biết.

Từng được giới mộ điệu tung hô vì ý tưởng sàn diễn đột phá và những lời khen có cánh dành cho các thiết kế ấn tượng, BST Thu Đông 2018 của Gucci nay lại bị chỉ trích vì sáng tạo thiếu hiểu biết.
Từng được giới mộ điệu tung hô vì ý tưởng sàn diễn đột phá và những lời khen có cánh dành cho các thiết kế ấn tượng, BST Thu Đông 2018 của Gucci nay lại bị chỉ trích là sáng tạo thiếu hiểu biết.

Gucci nào ngờ được rằng một chiếc áo sweater đã trình làng từ đầu năm 2018 lại trở thành “quả bom nổ chậm”, khi đến đầu năm 2019 lại vấp phải sự phản đối kịch liệt từ dư luận bởi ẩn chứa hình ảnh kỳ thị sắc tộc. Khởi điểm là một tài khoản Twitter đã đăng bức ảnh chiếc sweater màu đen theo phong cách balaclava, kèm dòng trạng thái bức xúc về sự thiếu hiểu biết của nhà mốt nước Ý trước thềm Black History Month.

Thiết kế theo phong cách balaclava trị giá 890 USD nay đã được gỡ bỏ khỏi hệ thống sản phẩm trên trang chủ của Gucci.
Thiết kế theo phong cách balaclava trị giá 890 USD nay đã được gỡ bỏ khỏi hệ thống sản phẩm trên trang chủ của Gucci.

Trước đó, món phụ kiện treo túi xách của Prada trong BST Pradamalia cũng nhận không ít “gạch đá” vì biểu tượng da đen và môi đỏ. Vụ việc bắt nguồn từ một bài đăng của nữ luật sư Chinyere Ezie. Cô chia sẻ rằng mình đã khựng người lại trước cửa hàng SoHo, nơi bày trí những sản phẩm của Prada và đặc biệt gây chú ý bởi hình ảnh của một nhân vật hoạt hình bằng gỗ sẫm màu cùng đôi môi đỏ choét. Bài viết của Chinyere Ezie được chia sẻ rầm rộ với hashtag #StopPrada – kêu gọi tẩy chay thương hiệu này vì truyền tải thông điệp kỳ thị màu da.

Hầu hết cư dân mạng đều cho rằng đây là lỗi không thể chấp nhận, nhất là với một nhà mốt lớn có lịch sử lâu đời như Prada. Hình ảnh đôi môi đỏ trên hình nhân có làn da tối màu là thứ khiến cộng đồng người Mỹ gốc Phi bức xúc.
Hầu hết cư dân mạng đều cho rằng đây là lỗi không thể chấp nhận, nhất là với một nhà mốt lớn có lịch sử lâu đời như Prada. Hình ảnh đôi môi đỏ trên hình nhân có làn da tối màu là thứ khiến cộng đồng người Mỹ gốc Phi bức xúc.

Gần đây nhất có thể kể đến chính là những mẫu giày mule mới của Katy Perry. Như ngủ quên trong lúc cuộc khủng hoảng truyền thông của Gucci hãy còn xôn xao trên mạng xã hội, thương hiệu giày của nữ ca sĩ nhạc pop này lại tiếp tục đi vào vết xe đổ “mặt đen môi đỏ”. Mẫu giày mule vừa mới ra mắt được vài ngày lại ngay lập tức bị gỡ bỏ cấp tốc khỏi trang web bán hàng và Instagram của thương hiệu Katy Perry. Chưa kể, vài vụ lùm xùm liên quan đến các phát ngôn kỳ thị sắc tộc của cô lại bị cư dân mạng phanh phui trở lại, khiến tên tuổi của cô tiếp tục mất điểm trong lòng công chúng.

Cũng như trường hợp của Gucci, mẫu giày mule mà Katy Perry cho ra mắt cũng có khá nhiều mẫu mã với các kiểu kết hợp màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, chỉ một mẫu giày mule đen với đôi môi đỏ này gây bức xúc bởi có liên quan đến kỳ thị sắc tộc.
Cũng như trường hợp của Gucci, mẫu giày mule mà Katy Perry cho ra mắt cũng có khá nhiều mẫu mã với các kiểu kết hợp màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, chỉ một mẫu giày mule đen với đôi môi đỏ này gây bức xúc bởi có liên quan đến kỳ thị sắc tộc.

Lời xin lỗi xứng tầm “ông lớn”

Có một vài ý kiến cảm thông với các nhà mốt, khi cho rằng việc sử dụng màu đen đôi lúc sẽ dễ gây hiểu nhầm ngoài ý muốn, nhất là những thương hiệu toàn cầu và có tên tuổi như Prada hay Gucci. Nhưng suy cho cùng, đây cũng là một lỗi khá nghiêm trọng, khi người sáng tạo không có đủ tinh tế và kiến thức về văn hóa. Bên cạnh việc thu hồi sản phẩm và gỡ bỏ các hình ảnh truyền thông có liên quan thì Gucci, Prada, Katy Perry đều đăng tải lời xin lỗi trên mạng xã hội.

gucci-prada-ki-thi-sac-toc-mau-da-002

gucci-prada-ki-thi-sac-toc-mau-da-001
Gucci và Prada đăng tải lời xin lỗi trên trang mạng xã hội của mình.

Ngày 12/02, Prada tuyên bố thành lập hội đồng tư vấn về sự đa dạng sắc tộc (Diversity and Inclusion Advisory Council) nhằm nâng cao tiếng nói của người da màu trong nội bộ công ty và trong ngành thời trang nói chung. Đồng chủ trì cho tổ chức này là đạo diễn kiêm nhà sản xuất Ava DuVernay và đạo diễn kiêm nhà hoạt động cộng đồng Theaster Gates. 

Theo đó, Prada cho biết sẽ bắt đầu liên kết với các trường đại học, cùng những tổ chức khác tạo điều kiện và cấp học bổng cho các sinh viên da màu có thể tham gia chương trình đào tạo của Hoa Kỳ, cũng như cơ hội việc làm tại văn phòng Prada trên toàn thế giới.
Theo đó, Prada cho biết sẽ bắt đầu liên kết với các trường đại học, cùng những tổ chức khác tạo điều kiện và cấp học bổng cho các sinh viên da màu có thể tham gia chương trình đào tạo của Hoa Kỳ, cũng như cơ hội việc làm tại văn phòng Prada trên toàn thế giới.

Trong số nhiều bình luận chỉ trích Gucci về chiếc áo sweater balaclava, không ít người đồng tình với ý kiến cho rằng nhà mốt nước Ý phạm sai lầm này là vì không có đủ nhân sự da màu trong bộ phận sáng tạo. Thể hiện mình là một “ông lớn” biết lắng nghe, Giám đốc Điều hành của Gucci đã công bố sẽ bổ sung thêm các chương trình học bổng toàn phần dành cho người da màu, nhằm tăng sự đa dạng văn hóa trong đội ngũ sáng tạo của mình.

Ở một trường hợp ngược lại, Dolce & Gabbana vừa truyền tải thông điệp kỳ thị văn hóa trong chiến dịch quảng cáo, vừa chọn cách chối lỗi là viện cớ bị kẻ gian phá hoại Instagram. Ngay sau đó, biểu tượng D&G xem như tự tay kết liễu mình tại Trung Quốc – thị trường lớn nhất nhì thế giới. Thậm chí, làn sóng kêu gọi tẩy chay vẫn tiếp tục kéo dài đến tận những bài đăng gần đây của Dolce & Gabbana dù vụ việc đã xảy ra hơn 2 tháng trước.

Hình ảnh từ video trong chiến dịch quảng bá "The Great Show" của Dolce & Gabbana được cho là xúc phạm văn hóa ẩm thực Trung Quốc (trái). Sau khi đưa ra cái cớ là bị hacker hại dù video đã nằm trên Instagram của D&G gần tròn 1 tuần và các tin nhắn khiếm nhã của Stefano Gabbana thì 2 nhà sáng lập đã phải đăng đàn xin lỗi. Tuy nhiên, lúc này mọi chuyện đã quá muộn màng.
Hình ảnh từ video trong chiến dịch quảng bá “The Great Show” của Dolce & Gabbana được cho là xúc phạm văn hóa ẩm thực Trung Quốc (trái). Sau khi đưa ra cái cớ là bị hacker hại dù video đã nằm trên Instagram của D&G gần tròn 1 tuần và các tin nhắn khiếm nhã của Stefano Gabbana bị phanh phui thì cả hai ông chủ cũng chịu cúi đầu xin lỗi. Tuy nhiên, lúc này mọi chuyện đã quá muộn màng.

Có thể thấy rằng lời xin lỗi chân thành kịp thời sẽ đủ để xoa dịu dư luận. Bên cạnh đó là những hành động nhân văn thể hiện sự tôn trọng sẽ giúp các thương hiệu phần nào lấy lại chỗ đứng của mình. Gucci và Prada đã thê hiện được mình là một “ông lớn” không chỉ có tầm mà còn có tâm với xử lý khủng hoảng khá êm đẹp. Riêng lời xin lỗi muộn màng của Dolce & Gabbana lại trở thành dư thừa vì không là gì với những đoạn video “cợt nhả” về văn hóa của Trung Quốc.


From the same category