“… Bạn thử nghĩ xem, một năm chúng ta về thăm gia đình được hai lần, vậy mười năm nữa chúng ta sẽ gặp ông bà, bố mẹ được mấy lần. Bạn đổ lỗi cho đường xa, nhưng bạn vẫn với lũ bạn đi mấy trăm cây để đặt chân đến cái biển xanh cát trắng ấy; bạn đổ lỗi cho tiền bạc eo hẹp, thế nhưng bạn vẫn bỏ ra cả triệu để mua cho được cái váy yêu thích hay chi gần nửa tháng lương trả tiền chầu nhậu với bạn bè. Bạn đổ lỗi cho công việc bận rộn, dù công việc có thể sắp xếp…
Hãy về nhà khi còn có thể bạn ạ!”
Đọc các bài viết trong chuyên đề:
– Hãy về nhà khi còn có thể
– Nước mắm – “quốc hồn quốc túy” trong mỗi gia đình Việt
– “Ba muốn nuôi con bằng sữa mẹ”
– Bà lão 80 tuổi nuôi nấng “đàn con” mèo hoang
– Gia đình NSND Lý Huỳnh và những kỷ lục đáng nể
– Gặp người mẹ của 3 đứa con “lạc giới”
– Hiểu nhau từ …vị nước mắm trên mâm cơm nhà
Nhiều năm nay, bà lão 80 tuổi ấy sống một mình cùng đàn mèo được bà gom nhặt từ khắp các nơi mang về nhà nuôi. Đến hôm nay đã có đến hơn 50 chú mèo và 1 chú chó về làm bạn với bà. Mỗi ngày, bà ăn cùng, ngủ cùng đàn mèo. Trong nhà bà không có giường chiếu, gối mền gì cả. Bà mệt đâu thì nằm đó.
Một ngày của bà Quý luôn bận rộn như thể nuôi con mọn: thức dậy từ 5 giờ sáng để nấu cháo cho đàn mèo, quét dọn không gian bề bộn, sau đó mới đẩy xe ra chợ Đa Kao bán dăm ba món hàng nho nhỏ. Nói là bán hàng chứ chủ yếu là bà đi mua cá và dạo quanh chợ để xin thức ăn về cho lũ mèo. Bà đã già yếu nên không còn đủ sức để buôn bán nhiều nữa, chỉ cần có đủ tiền để mua bữa cơm trưa ngoài chợ và thức ăn cho đàn mèo. Mà bà ăn ít lắm – mỗi ngày chỉ một chén cơm, còn lại đều để dành cho lũ mèo.
Chi phí cho lũ mèo hàng ngày khoảng 150.000 đồng, khá nặng gánh so với thu nhập của bà. Ngoài thức ăn thừa, lũ mèo của bà còn ăn thức ăn công nghiệp, ngày hai bữa; mọi thứ lại ngày càng lên giá nên bà phải luôn cố dành dụm và tiết kiệm.
May giờ cũng có nhiều người biết đến “gia đình mèo” của bà nên ai có đồ ăn thừa hay cá, gạo, thuốc sát trùng, thuốc chữa bệnh cho mèo… cũng đều cất công mang đến cho bà.
Mới đây, “gia đình mèo” lại tiếp nhận thêm mười mấy thành viên mới. Chuyện là có hai cô gái làm ở một quán cơm, cũng thường xuyên cho mèo hoang ăn nên chúng lũ lượt kéo đến. Sau đó, chủ quán phát hiện, cấm tiệt. Cực chẳng đã, họ phải cậy nhờ bà Quý. Mỗi ngày, các cô hai lần mang thức ăn sang cho lũ mèo và phụ giúp bà quét dọn nơi ăn chốn ở của “gia đình mèo”.
Chúng tôi hỏi bà: “Nếu giờ có người xin lũ mèo này về nuôi, bà có cho chúng đi không?”, bà Quý trả lời không chút ngập ngừng: “Không. Trừ khi tôi qua đời, không còn ai lo cho chúng nữa…”.
Bài: Cẩm Huyên