Người ta thường cho rằng cặp vợ chồng (hay tình nhân) nào đã có thời gian chung sống dài lâu, khuôn mặt sẽ giống nhau ở rất nhiều nét. Chuyện tương đồng (nếu có) này có lẽ chỉ ngưng ngang đến… cổ. Còn lại, đàn ông và đàn bà khác nhau như trời và trăng, như ngày và đêm, như lửa và nước. Những khác biệt này hằng ngày cứ dìu dịu quấn quyện phức tạp vào nhau như những sợi tơ khác màu rối rắm nhưng mềm mại. Nhìn thấy lùng bùng nhưng sờ vào vẫn êm như mơ, đôi khi người ta quen thuộc với sự khác biệt đến độ thấm thía nhuần nhuyễn và ngày qua ngày cứ thế mà sống. Cho đến khi chạm những dịp đặc biệt, đụng những lúc bất ngờ, lăn vào khúc khuỷu của cuộc sống, rớt vào những giai đoạn thử thách lòng kiên nhẫn và mức độ thấu hiểu lẫn nhau. Cho đến lúc những tờ lịch màu đỏ rực rỡ hiện ra, khi ai ai cũng đều quay cuồng trong nhịp điệu khiêu vũ có tên là… Tết, mới vỡ ra một điều, hóa ra đàn ông và đàn bà có những suy nghĩ trái biệt nhau về nhiều chuyện, kể cả những điều cơ bản nhất như Ăn, Cầu nguyện, và Yêu.
1. Ăn
Vào dịp Tết, tổ ấm phải được thắp sáng đèn, rực rỡ, đầy đủ, dư dả, dễ chịu. Đàn bà chăm chút nấu nướng chuẩn bị, theo thói quen và tập quán từ xưa để lại. Phải có đầy đủ những món ăn truyền thống, phải được bày biện trong những bộ chén đĩa chỉ dành cho dịp đặc biệt, dù đôi khi chẳng hề chạm đũa đến vì phong cách ẩm thực của người đàn bà thời đại, sành điệu đã thay đổi đi khá nhiều. Nhìn mâm cỗ sung túc sắp xếp cho suốt mấy ngày Tết, đàn bà cảm thấy hài lòng hãnh diện nhận ra mình đã có thể lên một thực đơn, nấu một bữa cỗ, cưới một ông chồng, sinh những đứa trẻ, và từ đó xây dựng cho mình một tổ ấm. Cảm thấy mình giỏi việc nước, đảm việc nhà. Biết rằng người đàn ông của mình sẽ không còn ngó ngang nhìn dọc, không còn mơ ước gì hơn thế nữa, sẽ tôn sùng mình như nữ thần Tự Do và nữ hoàng của một quốc gia. Có lẽ hai người sẽ nói với nhau những lời lãng mạn, kể cho nhau nghe những mơ ước ấp ủ trong thời gian qua, vẽ với nhau những bức tranh tương lai đẹp đẽ huy hoàng.
– Với tôi thì Tết…
2. Cầu nguyện
3. Yêu
Có một câu chuyện về một người đàn bà ở với ông chồng bị bất lực, và vào một đêm 30 Tết, người đàn bà tình cờ gặp lại người yêu cũ, họ quyết định “lì xì” cho nhau bằng một phòng khách sạn, một cái giường, hai cái gối và một cái chăn.
Nhưng đấy là một câu chuyện đặc biệt về “yêu” trong những ngày Tết. Còn những câu chuyện bình thường về “yêu” trong dịp Tết thì như thế nào?
Thật ra, đàn bà luôn đầy ắp những mơ mộng và lãng mạn. Tết, với họ, bao giờ cũng là một dịp làm mới bản thân, nghĩ về tương lai (sẽ khác đi), và là thời điểm để có thể bắt đầu. Dù bận bịu tíu tít và mệt mỏi rã rời với các “dự án” chuẩn bị Tết, nhưng đến những giờ cuối cùng trước thời khắc giao thừa, người ta vẫn tìm thấy đầy rẫy đàn bà trong những tiệm làm tóc, làm móng, làm đẹp. Họ làm đẹp bản thân, biết rằng mình sẽ quyến rũ hơn, dịu dàng hơn, quyền lực hơn trong dịp đặc biệt này. Họ sẽ trải một bộ drap giường mới tinh tươm, thay bộ màn cửa mong manh mới, và có lẽ sẽ xức một loại nước hoa mới, để tạo thêm hứng khởi, làm nên một kỷ niệm mới với người đàn ông của mình.
Họ không hề biết rằng chuyện “yêu đương” của đàn ông chẳng hề dính dáng hay có thể thay đổi trong những ngày Tết. Thuần túy cơ học, đàn ông “yêu “ khi cơ thể khỏe mạnh, đòi hỏi, ngày thường cũng như ngày Tết, và rất đáng tiếc, với đàn bà của họ cũng như đàn bà của người khác. Chỉ cần với đàn bà. Tết hay không Tết, chỉ là… thêm một lần nữa!
Bài: Lê Phương Thảo