Đạo luật mới sẽ được ghi nhận trong Điều 225 của bộ luật hình sự, trong đó cấm “mọi hành động công khai chào mời người khác trả tiền để quan hệ tình dục, dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm cả những hành vi thụ động.”
Tuy nhiên, công đoàn người hành nghề mại dâm của Pháp Strass cho rằng đạo luật mới “là một bước lùi lớn.” Phát ngôn viên Chloe Navarro phát biểu: “Đạo luật đang tội phạm hóa phụ nữ vì cách ăn mặc của họ, và nạn nhân hóa gái mại dâm vì công việc của họ, đồng thời làm trầm trọng thêm điều kiện làm việc của họ.”
Phụ nữ sẽ bị bắt nếu ăn mặc hở hang ở nơi công cộng tại Pháp. (Nguồn: Getty)
Trong khi đó, nhóm chống mại dâm Mouvement du Nid lại cho rằng đạo luật này chưa tiếp cận được vấn đề, và rằng khách mua dâm lẽ ra cũng phải bị bắt vì tìm kiếm gái bán dâm.
Các nhà lập pháp thuộc Thượng viện Pháp thì quyết định sẽ không trừng phạt người mua dâm, mà chỉ phạt người bán dâm ở nơi công cộng. Theo pháp luật hiện nay ở Pháp, việc “tìm kiếm hoặc trả tiền cho các dịch vụ tình dục” là hợp pháp, miễn là không có các hoạt động quảng cáo. Việc chào mời hoặc làm mối lái sống nhờ vào thu nhập của gái mại dâm được coi là vi phạm pháp luật.
Hai năm trước, nghị sỹ cánh hữu Chantal Brunel đã phát động một chiến dịch nhằm hợp thức hóa các nhà chứa tại Pháp. Bà nói với Quốc hội: “Phụ nữ bán dâm nên được làm công việc của họ một cách hợp pháp trên cơ sở có giấy phép đặc biệt. Điều đó sẽ giúp họ có được một khoản thu nhập chịu thuế hợp pháp, và họ sẽ không phải trả phần lớn tiền kiếm được cho một tay ma cô.”
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy hiện có khoảng hơn 20.000 gái bán dâm làm việc tại Pháp, cho rằng nhà chứa nên được hợp pháp hóa.
Tại Pháp đã từng có khoảng 1.400 nhà chứa hợp pháp trước khi hình thức kinh doanh này bị cấm vào năm 1946.
Hiện nay, các nhà chứa vẫn tồn tại hợp pháp ở Đức, Hà Lan và Thụy Sỹ, và được chấp nhận tại Tây Ban Nha. Trong số các nước châu Âu, chỉ có Thụy Điển và Na Uy là hai nước cấm hoàn toàn hoạt động mại dâm.
Theo: My Nguyễn/Vietnamplus