Ăn kiêng khi bị bệnh

Kiêng ăn khi bệnh tật, thường gọi là “kiêng kỵ”. Bất luận là y học cổ truyền (YHCT) hay y học hiện đại (YHHĐ) đều rất coi trọng.
 
 Cuốn “Nội kinh”, sách kinh điển về y học sớm nhất của Trung Quốc đã ghi: “Tâm bệnh kỵ ôn thực, phế bệnh kỵ hàn thực”- bệnh tim kiêng thức ăn có tính nóng, bệnh phổi kiêng thức ăn có tính lạnh – đó là chỉ tính chất của thức ăn. 
 
 “Can bệnh cấm tân, tâm bệnh cấm hàm, tỳ bệnh cấm toan, thận bệnh cấm cam, phế bệnh cấm khổ”. (Bệnh gan thì kiêng cay, bệnh tim kiêng mặn, bệnh tỳ kiêng chua, bệnh thận kiêng ngọt, bệnh phổi kiêng đắng), đó là chỉ vị của thức ăn.
 
 Kiêng kỵ ăn uống chia làm hai mặt: một là kiêng kỵ một số thức ăn đối với một số bệnh tật, hai là cần kiêng kỵ một số thức ăn khi uống một số thuốc nào đó.
 
 Không những YHCT cần kiêng khem khi chữa bệnh, mà YHHĐ cũng cần kiêng ăn khi dùng một số thuốc. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức về bệnh tật giữa YHCT và YHHĐ chưa thống nhất, nên yêu cầu kiêng khem cũng không giống nhau.
 
 Kiêng kỵ trong ăn uống của YHHĐ căn cứ vào cơ quan bị bệnh, bệnh lý và đặc điểm lâm sàng để đề xuất. Ví dụ người có bệnh gan mật kiêng thức ăn có chất béo, để tránh cho gan phải tiết nhiều nước mật và túi mật phải chịu gánh nặng tiết nước mật.
 
 Người bị bệnh viêm đường ruột, dạ dày và tuyến tụy phải kiêng phàm ăn uống để giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hoá, làm giảm nhẹ bệnh; người bị bệnh về hậu môn phải kiêng thức ăn cay, đề phòng đại tiện táo bón làm bệnh nặng thêm.
 
 Còn các bệnh như tim, thận, huyết áp cao, phải kiêng muối hoặc ăn ít muối, đề phòng bị phù nề; các bệnh xơ cứng động mạch, nhiều mỡ trong máu thì kiêng các thức ăn có nhiều cholesterol như thịt mỡ, cá, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật để tránh tăng huyết áp và làm xơ cứng động mạch.
 
 Những bệnh nhân bị gây dị ứng cần phải kiêng những thức ăn dễ gây dị ứng; đối với bệnh nhân tiêu chảy cần phải kiêng dầu mỡ và thức ăn khó tiêu; bệnh nhân bị bệnh phụ khoa thì trong thời kỳ có kinh nên ít ăn thức ăn sống, lạnh; những bệnh nhân chức năng gan thận thoái hóa nặng cần phải kiêng các thức ăn làm tăng thêm trao đổi độc chất trong cơ thể như: cá, thịt, trứng để đề phòng gây nên chứng nhiễm độc urê hoặc nhiễm độc gan.
 
 Về mặt thuốc men, kiêng kỵ ăn uống trong YHCT nhiều hơn YHHĐ. Ví dụ: mật ong kỵ tỏi, hành, kinh giới kỵ cua cá, thiên môn đông kỵ cá chép, chất sắt kỵ lá chè, bạch truật kỵ đào, mận; nếu uống thuốc bổ nhân sâm kiêng ăn cải củ và thức ăn có tính kiềm. Hầu như mỗi loại thuốc đều có loại thức ăn kiêng kỵ đối với chúng.
 
 Kiêng kỵ thức ăn khi uống tân dược thì đơn giản hơn, và đều có lý luận. Nói chung, thuốc kỵ thức ăn mặn có: cloromixin, streptomyxin, gentamyxin, kanamyxin, furamixin; thuốc phải kiêng chè, cháo, sữa bò, các loại đỗ đậu có rifupin, cloromixin, cafein, piramidon và tetraxyclin; ngoài ra nếu uống thuốc có men monoamin oxidaza phải kiêng hoặc ăn ít thức ăn loại đậu, sữa, chuối tiêu, sôcôla và rượu.
 


From the same category