Âm thịnh dương suy – Nỗi lo phụ phù phu


“Sợ vợ”, hay ở một mức độ khiêm tốn hơn chút ít là “nể vợ” như những đấng mày râu vẫn thường thú nhận thực chất chỉ là những biểu hiện bề nổi trong quan hệ vợ chồng. Khi nền kinh tế phát triển kéo theo những nhận thức về vai trò của người phụ nữ được khẳng định trong toàn xã hội, sự lệ thuộc của phái yếu hầu như biến mất, thay vào đó là sự cân bằng, thậm chí đảo ngược tới mức lâu nay ở nhiều gia đình chữ “phái yếu” đã không còn mang ý nghĩa chỉ những người thuộc giống có thể mang thai và sinh ra em bé nữa.

Anh bạn tôi đi làm ngay từ khi tốt nghiệp đại học ở một công ty thi công cơ giới. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, khi Hà Nội đang xóa sổ ao hồ để lấp kín toàn bộ diện tích của thành phố bằng những khối bê tông lớn nhỏ, thì đây là một vị trí nhiều người mơ ước, bởi vì nghề san nền kiếm tiền dễ như đi… xe cát về nhà! Ngày ấy, những chuyến xe san nền kiểu “đánh quả” của công ty anh đã biến một người với số tiền đầu tư không đáng kể, để từ một cái ao, hay một cái vũng vài trăm mét vuông thành các triệu phú, tỷ phú, chỉ sau mấy ngàn chuyến xe ben chở cát từ sông Hồng về. Thoáng cái, mấy lô đất đã hiện lên như An Dương vương xây thành Cổ Loa ngày nào vậy. Vì thế, tiền đối với anh cũng không hơn cát là bao, với “đống cát” kiếm




Nhớ ngày chúng tôi vẫn còn là những chàng trai chưa vợ, hễ cô nào có dáng đi băm bổ, mặc quần jeans bó chít lấy mông, cười to nói lớn là y như rằng anh bảo vô duyên và bao giờ cũng vậy, anh đinh ninh rằng vợ anh sẽ là một cô “nữ tính nhiều ơi là nhiều” để toàn tâm chuyện bếp núc mà thôi. Vậy mà… cái ngày xưa mới ấy sao mà đã xa quá vậy!
được khá dễ dàng như vậy anh sinh ra tật tiêu tiền như thể ngày nào cũng trúng xổ số vậy. Nhưng chỉ sau một vài năm, các doanh nghiệp nhà nước đi vào hạch toán chi tiết, việc “đánh quả” không dễ nữa, tiền kiếm được cũng tỷ lệ thuận với khó khăn. Sau gần chục năm đi làm dù kiếm bộn tiền nhưng cũng tiêu pha như nước, kết thúc thời “dễ kiếm” món tài sản lớn nhất mà anh từng mua sắm cho tổ ấm chỉ là một bộ đèn néon mà thôi! Và, đương nhiên cái làm cho gia đình anh tồn tại hàng ngày, thứ để con anh có thể đóng góp khi đến trường, những chi phí cho bên nội bên ngoại đều có được từ sự tần tảo của chị vợ. Từ chỗ tự tin bởi “kiếm tiền như cát” anh trở thành kẻ chầu rìa trong mọi quyết định trong gia đình. Chị bảo anh cầm tiền đi mua cái này, chị đưa anh tiền sắm cái kia là nhất nhất không thể sai, lâu dần sự ù lỳ trong anh tăng lên cùng với số tiền lương cơ bản chỉ đủ cho anh tự “hạch toán” cho bản thân đã khiến chị vợ chuyển sang làm “công tác tổ chức nhân sự” khi quyết định điều chuyển anh về một công ty khác có mức thu nhập khá hơn. Dẫu khi bàn thảo quyết định cuối cùng đã khiến chút ít máu đàn ông trong anh trỗi dậy, nhưng chút sĩ diện cuối cũng ấy của đấng tu mi nam tử đã nhanh chóng gục ngã trước sức ép của cơm áo gạo tiền, anh chuyển sang cơ quan mới. Chị hài lòng không chỉ vì anh sẽ trở thành người chia sẻ gánh nặng với chị trong cuộc sống mà còn vì hơn thế nữa.


Lâu lắm tôi mới gặp lại anh, vồn vã hỏi thăm về chuyện công ty mới với sự bố trí nhân sự của chị vợ, anh bảo “chỉ trụ đó chưa được một năm, sau khi thấy tôi vẫn trong trạng thái “khó kiếm” bà xã đã điều chuyển tôi tới nơi khác rồi. Tôi hỏi: “Nơi nào vậy”? Loanh quanh mãi, thoáng chút đỏ mặt anh bảo đã chuyển về cùng cơ quan với vợ, thu nhập không hẳn là cao nhưng được cái quy về một mối, hai xuất lương nhưng chỉ cần một người ký nên hạn chế được 100% rơi vãi! Tôi gặng tiếp: chị đã ở cả hai chục năm, anh mới về liệu có phải báo cáo với “sếp” 24/24? Anh lảng ra và bảo lâu rồi mới gặp, chuyện nhiều lắm, hôm nào tới nhà rồi chuyện sau!

Tôi gặp lại anh trong vai trò mới, thay vì những câu chuyện tầm phào thủa nào, anh bàn với tôi những câu chuyện gắn với mái ấm của mình hơn. Anh bảo chúng mình sẽ đập căn nhà cũ này đi, thay vào đó sẽ là một ngôi nhà 3 tầng với mái chống nóng bằng tôn lợp ở trên, anh bảo sẽ lắp 3 bình nước nóng của Italia, anh lại bảo sẽ lắp máy điều hòa Panasonic cho vừa mát lại vừa đỡ tốn điện… Nhưng, cứ sau mỗi lần “anh bảo” bao giờ cũng là câu “phải không em, đến đoạn cuối cùng “anh bảo” sàn nhà sẽ bằng gỗ Gago thì chị hơi cười và bằng ngữ điệu hơi cao hơn bình thường chút ít “tiền đâu mà anh dự định nhiều thế”! Anh ngoác miệng ra cười với dáng điệu của đứa trẻ ăn vụng bị bắt quả tang và đưa đẩy: “Ừ thì cũng tính vậy chứ đã làm ngay tối nay đâu mà sợ”! 

Nhớ ngày chúng tôi vẫn còn là những chàng trai chưa vợ, hễ cô nào có dáng đi băm bổ, mặc quần jeans bó chít lấy mông, cười to nói lớn là y như rằng anh bảo vô duyên và bao giờ cũng vậy, anh đinh ninh rằng vợ anh sẽ là một cô “nữ tính nhiều ơi là nhiều” để toàn tâm chuyện bếp núc mà thôi. Vậy mà… cái ngày xưa mới ấy sao mà đã xa quá vậy!

Câu chuyện của chúng tôi trôi đi trong sự gượng gạo của cả hai phía. Than ôi, dáng vẻ của ông “kiếm tiền như cát” ngày nào với những hua chân múa tay trong các bữa nhậu đã hoàn toàn không để lại dấu vết, bữa nhậu của chúng tôi đã nhanh chóng kết thúc khi chị vợ “ban” ra cái ngáp đầu tiên lúc 8h30 phút tối!

Nhớ lại chuyện xưa có anh say rượu tới mức chân mềm như quẩy, vợ phải xốc nách đã lẻo mép ra vế đối “tiền đình túy tửu phụ phù phu”, anh hùng sa cơ thì thôi đành, âu cũng nên coi đó là chuyện vận kém vậy!

(Huyền Thi)
 


From the same category