“Mùa chạy trường”: Đừng đánh cắp tuổi thơ con!

Chuyện chọn trường, chọn lớp cho con trước mỗi năm học mới không phải lỗi của phụ huynh mà do lỗi của cả một hệ thống từ xưa đến nay. Không phải do phụ huynh muốn làm khổ bản thân mình và con cái mà họ buộc phải làm thế. Chẳng có ai không muốn con mình được học trường tốt, lớp tốt, thầy tốt, trong khi điều đó lại hơi hiếm. Cũng có người không tham gia cuộc đua này chỉ vì họ không có điều kiện. Hoặc quan điểm của họ là để con mình phát triển tự nhiên, được cọ xát với môi trường thực tế.

Nhưng thử hỏi mấy ai làm được thế? Vì như thế, con họ sẽ thiệt thòi và họ không thể yên tâm khi nhà nhà người người đều sôi sùng sục lên như thế. Đó là một guồng quay trong hệ thống giáo dục mà họ không thể tách ra được. Đáng lẽ ra, chuyện đi học cũng như hít thở, trẻ em đến tuổi là phải được đi học và được đi học một cách bình thường, vui vẻ, nhẹ nhàng, chứ không phải cùng bố mẹ chạy đua quyết liệt khi vào mùa tuyển sinh – ngay chuyện đó thôi cũng làm các con sợ đi học mất rồi…


MC Thảo Vân

Tôi công tác tại Đại học Quốc Gia Hà Nội, có lẽ vì đây là môi trường giáo dục nên có vẻ như các bố mẹ đều khá hiểu biết về vấn đề giáo dục và có sự chuẩn bị khá tốt. Hẳn vậy mà dường như không thấy chuyện vất vả chạy trường. Có lẽ mọi người cũng nhận ra là vấn đề không phải trường, mà là cô, là gia đình, là môi trường xung quanh, là nhiều yếu tố tác động để con cái nên người chứ không phải chỉ riêng mỗi cái tên trường…

Đáng lẽ ra, chuyện đi học cũng như hít thở, trẻ em đến tuổi là phải được đi học và được đi học một cách bình thường, vui vẻ, nhẹ nhàng, chứ không phải cùng bố mẹ chạy đua quyết liệt khi vào mùa tuyển sinh – ngay chuyện đó thôi cũng làm các con sợ đi học mất rồi…
Con cái của các cán bộ nơi tôi công tác học hành rất tốt, mặc dù đa số đều học đúng tuyến hoặc những trường không phải quá hot. Trong khi, một số bạn bè tôi thì thật sự vất vả sau khi lo lắng mọi giá cho con được học ở những trường điểm. Con học ngày học đêm vì chương trình quá nặng, trong khi không phải cháu nào cũng đáp ứng được. Con cái mất hết cả tuổi thơ vì một guồng quay chóng mặt: học ở trường, ở nhà, học thêm… Phụ huynh thì suốt ngày lo lắng con mình kém các bạn trong lớp, lại tiếp tục nhờ thầy kèm cặp… Phải nói là tôi thấy rất xót xa.


MC Thảo Vân nói về chuyện chạy trường chạy lớp
MC Thảo Vân và con trai – cu Tít

Tôi ước ao không ai phải đẩy mình và con mình vào cuộc đua này. Tôi không bằng mọi cách “chạy” cho con trường nọ lớp kia, tôi để con mình đến trường một cách tự nhiên nhất, dù biết rằng có thể con mình sẽ thiệt thòi. Theo dõi chuyện học hành của con, tôi thấy cháu học tập ở mức độ vừa phải, nên tôi để con mình học một cách bình thường, không buộc con phải học thêm học nếm cho bằng chúng bạn. Tuổi còn nhỏ, ngoài thời gian học, con cần phải có thời gian chơi, tôi không muốn tạo áp lực quá mức để con bị mất đi tuổi thơ của mình. Và điều mà tôi muốn ở con đấy là ngoài những kiến thức con được học, con cần được trang bị những kỹ năng sống, những hiểu biết xã hội, những kinh nghiệm này khác… – rất nhiều thứ con cần học thêm ở ngoài đời sống chứ không chỉ ở trường.

Tương lai của con, đâu chỉ nằm trong trang sách!

MC Thảo Vân
Ảnh:
Nhân vật cung cấp
logo

Tác giả “Thi nhân Việt Nam” từng nói: “Trong mỗi chúng ta đều có một người nhà quê”. Bạn có nghĩ, thời facebook, “trong mỗi chúng ta (cũng) đều có một… nhà báo”, một nhà “phản biện xã hội”? Nữa là, với một “người của công chúng”, mà ảnh hưởng của họ, trong mỗi phản biện, phát ngôn, nhiều khi còn có sức “công phá” hơn một bài báo “chính hiệu”?

Đẹp xin mời bạn đến với “SAO LÀM BÁO”, để được nhìn thấy những “nhà báo” trong mỗi “ngôi sao”, đồng thời xin mời những người của công chúng nói lên tiếng nói của mình, bằng trách nhiệm công dâncủa một người nghệ sỹ, trước những vấn đề không – của – riêng – ai

>>Có thể bạn quan tâm: Sau một số gamme show truyền hình gần đây, dư luận và truyền thông cho rằng: “Giám khảo diễn nhiều hơn chấm”; “Giám khảo mải chặt chém nhau làm lu mờ thí sinh”… Bình luận về những comment đó, nghệ sĩ hài Xuân Bắc đã chia sẻ: “Đọc mấy cái comment gần đây luận về cái nghề ngồi “ghế nóng” mà cũng đâm thấy… “nóng trong người”. Thật là, “đã không hiểu biết lại còn tỏ ra nguy hiểm”!  Nếu chỉ để chấm điểm, đâu cần người nổi tiếng làm giám khảo!.


From the same category