Đừng xúc phạm bình luận viên bóng đá!

Khi được xem clip cựu danh thủ Đặng Gia Mẫn đọc bức “tâm thư” của fan bóng đá chỉ trích số đông các BLV bóng đá truyền hình hiện tại trong phần bình luận sau trận đấu giữa Bỉ và Algeria, tôi đã cảm thấy rất ngỡ ngàng…


Ca sĩ Tuấn Hưng là người rất say mê môn thể thao vua. (Ảnh: Nghệ sĩ cung cấp)

Cá nhân tôi cho rằng bức thư đó hơi quá lời. Thực sự tất cả các BLV bóng đá đều đã và đang cố gắng thể hiện tốt nhất vai trò của mình, bằng những kinh nghiệm, kiến thức mà họ đã dày công gom góp, tích lũy… để “đan cài” vào khoảng lặng của trận đấu. Nhờ những lời bình luận đó mà chúng ta có thể hiểu rõ hơn về danh tính của một cầu thủ, xuất xứ, hành trang của một đội bóng… Tiếc rằng những cố gắng đó đã bị xúc phạm, khi những khán giả quá khó tính cho rằng đó là những lời vô bổ làm rác tai họ…


Ngoài thời gian biểu diễn, Tuấn Hưng thường xuyên tổ chức những trận đá bóng cùng bạn bè. (Ảnh: Nghệ sĩ cung cấp)

Vẫn biết, trong 90 phút của trận đấu, đôi khi cũng có thể có những câu nói “lỡ miệng” của BLV khiến chúng ta hụt hẫng. Nhưng giá kể mà chúng ta có thể thông cảm, sẻ chia, thay vì nói một cách như tát nước vào mặt những người đã và đang cố gắng giúp chúng ta được xem một trận bóng thú vị hơn.

Hãy thử nghĩ, nếu một trận bóng không có ai bình luận, hoặc chỉ bình luận mấy câu thế này: Ơ, đội bóng A đang tấn công đội bóng B và một cú  sút! Hết! Vậy các bạn có đủ thời gian để hiểu cầu thủ đó xuất xứ từ đâu, đến từ câu lạc bộ nào hay không? Hoặc trong thời gian không chơi cho đội tuyển quốc gia thì họ đã chơi cho đội bóng nào, từng đạt những danh hiệu nào…


Giọng ca của những ca khúc đình đám “Tìm lại bầu trời”, “Nắm lấy tay anh” và đội bóng HAT do anh thành lập. Ca sĩ Tú Dưa (ngoài cùng bên trái) cũng là thành viên của đội bóng. (Ảnh: Nghệ sĩ cung cấp)

Nói chung, tôi thường không ủng hộ những người chỉ thích săm soi, tìm kẽ hở sai sót của người khác chỉ để nói cho sướng miệng, mà không để ý đến tổn thương mình đã gây ra…

Tôi là một người mê bóng đá và rất khó tính, nhưng tôi vẫn cảm thấy rất thán phục các BLV. Họ đã rất cố gắng tìm hiểu và sưu tầm những kiến thức cụ thể về từng cầu thủ, đội bóng để chia sẻ với chúng ta trong từng trận đấu. Vì thế mà theo tôi, chúng ta nên bớt chú ý những điều quá tiểu tiết. Bởi trong cuộc sống này, tôi cũng như bạn, không ai hoàn hảo cả.

Tôi phản đối kịch liệt những ý kiến công kích các BLV. Vì nói chung, tôi thường không ủng hộ những người chỉ thích săm soi, tìm kẽ hở sai sót của người khác chỉ để nói cho sướng miệng, mà không để ý đến tổn thương mình đã gây ra…


Vui bóng đá không quên nhiệm vụ chính: Vào ngày 20h ngày 18/7 tới đây tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, ca sĩ Tuấn Hưng sẽ tái ngộ khán giả thủ đô trong liveshow “Nắm lấy tay anh” với khách mời là ca sĩ Văn Mai Hương, Tú Dưa, Hạnh Sino, Big Daddy, Emily và ban nhạc Mr.Bott. (Ảnh: Nghệ sĩ cung cấp)

Nếu bạn ưa công kích đến vậy, bạn hãy thử bình luận một trận đấu coi, hay hãy trổ tài của bạn ở một lĩnh vực bạn đang làm, chúng tôi sẽ ngồi để xem bạn làm có thực tài giỏi không, có bao giờ gặp sự cố hay không?

Nói chung trong cuộc sống này chúng ta cần thông cảm cho nhau. Bạn nên hiểu rằng chúng ta chỉ việc ngồi ở một nơi mát mẻ, mở tivi và được xem một trận đấu, nghe BLV nói… Nếu không có những BLV đó, chúng ta sẽ thưởng thức một trận bóng nhạt nhẽo đến thế nào, bạn nghĩ xem…

Ca sĩ Tuấn Hưng
Ảnh:
Nghệ sĩ cung cấp
logo


 

Tác giả “Thi nhân Việt Nam” từng nói: “Trong mỗi chúng ta đều có một người nhà quê”. Bạn có nghĩ, thời facebook, “trong mỗi chúng ta (cũng) đều có một… nhà báo”, một nhà “phản biện xã hội”? Nữa là, với một “người của công chúng”, mà ảnh hưởng của họ, trong mỗi phản biện, phát ngôn, nhiều khi còn có sức “công phá” hơn một bài báo “chính hiệu”?

Đẹp xin mời bạn đến với “SAO LÀM BÁO”, để được nhìn thấy những “nhà báo” trong mỗi “ngôi sao”, đồng thời xin mời những người của công chúng nói lên tiếng nói của mình, bằng trách nhiệm công dâncủa một người nghệ sỹ, trước những vấn đề không – của – riêng – ai.

 

>> Cùng một tác giả: Tuấn Hưng – chàng ca sĩ đào hoa của showbiz Việt đã từng rời Hà Nội để lập nghiệp ở Tp.HCM hơn 10 năm, nhưng cuối cùng anh đã chọn quay về thủ đô sống bên gia đình. Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6 anh chia sẻ: “Là người có lẽ hơi “cổ hủ” một chút, tôi quan niệm bữa cơm truyền thống của gia đình luôn là một “nếp nhà” cần phải giữ.
Vì thế,
hãy về nhà ăn cơm, nếu có thể!”


From the same category