Cùng nghe hai nhạc sĩ trẻ uy tín của làng nhạc Việt góp lời trên Đẹp, xung quanh câu chuyện “đạo nhạc” mới được dư luận xới lên vừa qua…
Nhạc sĩ Lưu Thiên Hương:
“Đạo nhạc”, hay là “sự sáng tạo nửa vời”?
“Siêu” ở đây trước hết là siêu về khoản xài vi tính. Phải nói mấy bạn đó là chuyên gia số một đó! Chứ tụi tôi, tiếng là dân làm nhạc chuyên nghiệp, có khi cũng mò không ra mấy món đó ở đâu đâu. “Siêu” nữa là càng đụng scandal, họ càng sống khỏe. Luật không làm được gì họ, công chúng vẫn đón nhận, độ hot càng tăng, đơn đặt hàng (không chừng) lại càng tới tấp…
Nhạc sĩ Hoài Sa
Là biết thế, nhưng nói thật là tôi cũng không thấy phải quá mức phiền lòng. Hài lòng thì không, đương nhiên rồi, nhưng cũng không đến nỗi buồn, nản. Vì đằng nào thì thị trường cũng có phân khúc cả rồi, ai ở đâu ngồi ở đấy. Người làm nghề nghiêm túc sẽ tự biết họ không thể đánh mất điều gì. Người không có gì để mất cũng sẽ tự biết họ gần như không có lựa chọn nào khác nếu như cái duy nhất họ muốn là nổi tiếng bằng mọi giá. Khuyên mấy người đấy, tôi nghĩ bằng thừa. Trừ khi luật bản quyền đủ sức răn đe. Mà mười mấy năm nay rồi, đâu thấy ăn thua gì đâu!
Nhưng “cực” nhất là dân trí. Ở mấy nước phát triển, bị công chúng tẩy chay là coi như xong, chứ chưa cần đến pháp luật. Khốn nỗi, dân trí nghe nhạc ở mình thì nói thật là còn lâu mới đạt đến trình độ phản ứng đấy. Vì chính họ cũng quen nghe “nhạc chùa” còn gì, và hài lòng với những chiếc loa vi tính bé tý… Đừng tưởng mấy vụ đạo nhạc bị phát hiện là nhờ dân trí nhà mình tăng cao. Có khi đơn giản là mấy tay hay lùng sục trên mạng thì tình cờ “gặp” nhau mà thôi, cùng là dân dùng “đồ chùa” cả. Và như ông bà ta cũng nói, cái kim trong giẻ đằng nào cũng có lúc lòi ra thôi mà!…
Thôi thì, chỉ dám mong sao, trong 10 cái đĩa được dân tình để mắt, thì người ta làm ơn download chừng… 9 cái thôi, còn 1 cái thì phiền mua giúp. Thế đã là mừng lắm rồi! Vì thói thường, có mất tiền, người ta mới khó tính và lựa chọn kỹ. Và như thế, đạo nhạc mới dần được đẩy lùi, từ trong trứng nước. Còn một khi không mất tiền, người ta nghe gì chẳng được, đâu dám yêu cầu nhiều đâu, đạo nhạc vì thế cũng không mấy bị lên án…
Là cứ nói thế, chứ tôi biết, không phải ai cũng có “thần kinh vững” để “bơ” trước chuyện này được như tôi đâu. Vì ăn cắp mà, có ai lại đi cổ súy cho việc ăn cắp. Anh em nhiều người họ dễ bức xúc lắm đấy, mà bức xúc là phải!
Đẹp xin mời bạn đến với “SAO LÀM BÁO”, để được nhìn thấy những “nhà báo” trong mỗi “ngôi sao”, đồng thời xin mời những người của công chúng nói lên tiếng nói của mình, bằng trách nhiệm công dân của một người nghệ sỹ, trước những vấn đề không – của – riêng – ai.
Nhạc sĩ Hoài Sa