Sẵn sàng phòng chống dịch cúm gia cầm

PGS-TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng 
kêu gọi mọi người cùng hưởng ứng mít tinh phòng chống dịch cúm gia cầm

Theo PGS- TS Trần Đắc Phu – Cục trường Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế phát biểu tại Mít tinh: Việt Nam đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch và đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm vi rút cúm A (H7N9) trên gia cầm và ở người. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của WHO và FAO, nguy cơ vi rút cúm A(H7N9) xâm nhiễm vào Việt Nam  từ Trung Quốc là rất cao. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh biên giới có sự giao lưu  du lịch, thương mại với Campuchia – là nước có số mắc cúm A(H5N1) trên người cao, có nhiều ổ dịch trên gia cầm, do đó việc kiểm soát dịch cúm gia cầm lây sang người từ các nước lân cận cần được kích hoạt sẵn sàng phòng chống dịch. 

Để đạt được kết quả tốt nhất từ công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm A (H7N9) và A (H5N1), lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, PGS- TS Trần Đắc Phu đã kêu gọi sự tham gia tích cực của toàn thể người dân, cũng như các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội… thực hiện khuyến cáo của Bộ Y Tế để chủ động phòng chống bệnh cúm gia cầm lây sang người như sau:

– Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Rửa tay trước khi ăn, sau khi ho/hắt hơi, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với gia cầm. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng.

– Không vận chuyển, mua bán, giết mổ, sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc.

– Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú ý trên địa bàn.

– Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tết để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

– Người trở về nước từ các khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khoẻ cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khoẻ.

Bài nhảy minh họa 6 bước rửa tay

Tính đến ngày 25/3/2014, theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, dịch bệnh cúm gia cầm A(H5N1) và A ( H7N9) vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, đã và đang xảy ra tại một số nước trong khu vực: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Malaysia.

Tổ chức Y tế Thế giới đã ghi nhận: 400 trường hợp mắc, 121 trường hợp tỷ vong, tỷ lệ chết trên mắc là 30,5%. 

Tại Trung Quốc trong gần 3 tháng đầu năm 2014, đã ghi nhận 253 trường hợp mắc, tăng gấn 1,6 lần so với cả năm 2013.

Tại Campuchia, từ đầu năm 2014 đến nay đã có 8 trường hợp mắc cúm A (H5N1), và 3 trường  hợp tử vong.

Tại Việt Nam, trong tháng 1/2014 cũng ghi nhận 2 trường hợp tử vong bởi cúm A (H5N1) tại tỉnh Đồng Tháp và Bình Phước.

 

PV

logo 


From the same category