“Cứ thử đi”: Cô giáo “trong vai” người vận chuyển

Xuất phát từ phố Đặng Tiến Đông, nơi xa nhất chị phải đưa hàng là phố Kẻ Vẽ (Đông Ngạc, Từ Liêm) cách đó 20km. Xe hàng liên tục chòng chành, có lúc chỉ chực đổ xuống khi sức vóc phụ nữ không chống được chồng hàng hóa cồng kềnh.

Chị Hoàng Thị Phương Dung (32 tuổi) hiện là giáo viên dạy tiếng Nhật tại trường Trung cấp Cộng đồng. Giao hàng là một trải nghiệm mà chị muốn thử sức để hiểu thêm về sự vất vả của cánh đàn ông khi họ luôn phải gánh vác những công việc nặng nhọc hơn, nhường phần nhẹ nhàng cho phụ nữ.

chuyên mục cứ thử đi-tạp chí đẹp

Những nhân viên của cửa hàng hoa quả 123 Đặng Tiến Đông, HN giúp chị Dung chất 50kg hàng lên xe

Sau một ngày bươn mình trong mưa gió lạnh lẽo, cơ thể mệt mỏi, đầu óc căng thẳng vì đủ nỗi sợ: sợ lạc đường, sợ đổ hàng, sợ giao chậm, sợ bị khách trả lại hàng… chị kết luận: “Nếu nói mình làm nghề này, chắc mình không thể làm được vì nó quá nặng nhọc. Thế mới biết, việc chăm con, dạy con, quán xuyến nhà cửa tuy có nhiều hạng mục vụn vặt khiến nhiều phụ nữ cho rằng phải 3 đầu 6 tay mới làm hết được, nhưng cũng là nhẹ nhàng hơn nhiều so với những việc mà cánh đàn ông phải gánh vác.”

Bởi vậy, ngừng than thở và tập trung làm tốt những việc của phụ nữ, còn việc đàn ông đã có đàn ông lo. Đó là cách chị Dung suy nghĩ về “bình đẳng giới”.

Hoàn thành nhiệm vụ của một “người vận chuyển”, chị không về nhà ngay mà bình thản tới tận hưởng dịch vụ chăm sóc da tại PPP Laser Clinic. Đó cũng là một động thái rất bình đẳng, bởi: “Mình là phụ nữ mà, làm đẹp là trách nhiệm của mình!”.

chuyên mục cứ thử đi-tạp chí đẹp

Chiếc xe quá tải khiến túi cam rơi 2 lần trên đường vận chuyển. “May mà không có ai hôi của!”

chuyên mục cứ thử đi-tạp chí đẹp

chuyên mục cứ thử đi-tạp chí đẹp

Chỉ thuộc đường từ nhà đến nơi làm việc, chị Dung biết rất ít đường Hà Nội nên liên tục phải dừng xe hỏi đường và rút điện thoại để “google maps”

chuyên mục cứ thử đi-tạp chí đẹp

Việc chở đồ, khuân đồ rất nặng nhọc nhưng chị Dung vẫn phải giữ nụ cười tươi và thái độ niềm nở để thuyết phục khách về chất lượng hàng hóa

chuyên mục cứ thử đi-tạp chí đẹp

Tuy vậy, đôi khi vẫn sót 1 quả cam không đạt chất lượng khiến khách hàng không hài lòng

chuyên mục cứ thử đi-tạp chí đẹp

2 trong số 20 quả trứng gà bị vỡ khi đi qua đoạn đường xóc. Chị Dung phải đền khách 6 ngàn đồng

chuyên mục cứ thử đi-tạp chí đẹp

Căng thẳng theo dõi thái độ của khách hàng. “Sợ nhất là họ bổ ra thấy không ưng ý, mình lại phải mang về!”

chuyên mục cứ thử đi-tạp chí đẹp

Chủ cửa hàng đang phàn nàn về việc giao hàng chậm. Hôm đó là chủ nhật, họ chỉ mở cửa đến 12 giờ trưa, nhưng 11 rưỡi chị Dung mới mang hoa quả đến nơi. Cả buổi sáng, họ không có hàng để bán

chuyên mục cứ thử đi-tạp chí đẹp

Chị Dung tới trung tâm thẩm mỹ PPP Clinic để thư giãn da mặt sau một ngày phơi mình trong mưa gió bụi đường. Việc trị liệu bằng laser chỉ diễn ra trong 10 phút nhưng cải thiện da rõ rệt. “Tôi sử dụng liệu pháp này 3 lần/tuần, điều độ như tập thể dục vậy!”

chuyên mục cứ thử đi-tạp chí đẹp 

 

Hãy gửi thư về tapchidep@lemediavn.com để chia sẻ mong muốn của bạn và trở thành nhân vật tiếp theo trải nghiệm cùng Đẹp.

 

Thực hiện: Hương Thủy
Ảnh: APN
Cảm ơn PPP Laser Clinic đã tài trợ chuyên mục này

logo 

Người ta thường bị hút bởi những điều khác mình. Quanh quẩn với máy tính và văn phòng, Linh bị tò mò bởi những công việc thuộc dạng “được giải phóng tay chân trong không gian thoáng đãng“. Rồi từ một tâm sự vu vơ về bà ngoại: “Bà không bao giờ đội mũ, đi đâu bà cũng chỉ đội nón, không hiểu tại sao”, Linh trở thành nhân vật đầu tiên cùng Đẹp thử sắm một vai khác trong cuộc đời: thợ làm nón. Trải nghiệm đó đủ để Linh tự trả lời hai câu hỏi: 1. Lao động tay chân có thú vị hơn cuộc sống văn phòng? 2. Vì sao bà ngoại chỉ thích đội nón? 


From the same category