Ở độ tuổi 20 và 30, bạn dễ dàng bỏ qua các dấu hiệu như chóng mặt, đau bụng và khát nước. Nhưng sau tuổi 40, các triệu chứng “cũ” này là dấu hiệu cho căn bệnh mới mà bạn cần quan tâm. Dưới đây, các bác sỹ hàng đầu của Mỹ sẽ chia sẻ các thông tin về các triệu chứng “cũ” có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của bạn.
1. Luôn luôn khát nước
Nếu bạn không đổ mồ hôi trong một ngày hè nắng nóng, vậy thì cơn khát của bạn có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2. Đó là chia sẻ của bác sỹ nội tiết Leann Olansky tại bệnh viện Cleveland. Bác sỹ Olansky cho biết: Dấu hiệu khát nước đó là “kết quả từ sự mất nước khi lượng đường tăng cao đủ để tràn vào nước tiểu”.
Khi nào bạn cần tới gặp bác sỹ? Hay cảm thấy đói, bị giảm cân, mất nước và có nhu cầu đi tiểu liên tục.
2. Căng thẳng không lý do
Căng thẳng ở độ tuổi 20 đơn giản có thể là lo lắng cho những buổi hẹn hò đầu tiên, nhưng những năm sau đó, sự căng thẳng có thể là triệu trứng của bệnh tim. Chuyên gia tim mạch Kevin R. Campbell của Đại học Bắc Carolina cho hay, trong khi đau ngực, khó thở, buồn nôn là những dấu hiệu truyền thống mà phụ nữ thường trải qua khi căng thẳng, nhưng đó cũng có thể do hormone và các nhân tố sinh học khác gây nên.
Khi nào cần tới gặp bác sỹ? Nếu bạn có những dấu hiệu của bệnh tim và cảm thấy căng thẳng không lý do
3. Đỏ mặt
Bạn có thể bị đỏ mặt khi tất cả mọi ánh mắt đều đổ dồn vào bạn, nhưng đó cũng có thể là chứng đỏ mặt (Rosecea). Jessica Krant – trợ lý giáo sư da liễu của Trung tâm Y tế Suny Dowstate ở Brooklyn cho biết, chứng đỏ mặt là hiện tượng các mạch máu bị phá vỡ ở trung tâm khuôn mặt, không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Và một trong các nguyên nhân gây nên hiện tượng này là đồ ăn cay, rượu và cà phê. Tuy nhiên, chứng đỏ mặt với hiện tượng mồ hôi ra nhiều, tim đập nhanh hoặc huyết áp cao là biểu hiện về các vấn đề nội tiết tố.
Khi nào đi khám bác sĩ? Để thoát khỏi chứng đỏ mặt, bác sĩ có thể khuyên bạn loại bỏ các tác nhân gây đỏ mặt (đồ ăn cay, rượu…) và thử điều trị bằng các loại kem chuyên dụng hoặc dùng phương pháp laser.
4. Tâm trạng buồn lo
Chỉ số progesterone thấp là một trong các yếu tố chính gây nên tâm trạng buồn không giải thích được ở phụ nữ tuổi 40. Sara Gottfried – tác giả của quyển sách “The Hormone Cure” (Tạm dịch: Liệu pháp hormone) cho biết: Khi phụ nữ có tuổi, lượng progesterone được sản xuất ra rất thấp, trong khi đó, lượng estrogen tăng, ảnh hưởng tới tính khí, tâm trạng. Nồng độ cortisol cao hay hormone tuyến giáp thấp cũng là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng buồn bã không lý do.
Khi nào cần đi gặp bác sỹ? Bạn nên đi khám khi có các dấu hiệu như hay khó chịu, thay đổi tâm trạng nhiều, lo lắng, rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, bổ sung vitamin C và cắt giảm lượng caffeine trong bữa ăn kiêng của bạn có thể giúp tăng chỉ số progesterone. Ngoài ra, thiền và yoga có thể giúp giảm nồng độ cortisol.
5. Đau bụng
Đau bụng có thể biến đổi từ những dấu hiệu ban đầu như khả năng không dung nạp đường tới những căn bệnh nguy hiểm hơn như ung thư tuyến tụy, loét dạ dày, tá tràng, túi mật, – đó là ý kiến của Phiet Phung- chuyên gia tiêu hóa của HealthCare.
Khi nào cần gặp bác sỹ?
– Đau bụng liên tục và ngày càng đau dữ dội
– Đau bụng vào nửa đêm kèm theo sốt
– Đau bụng kèm theo ói
– Đau bụng kèm với đi ngoài phân màu đen hoặc đi tiểu ra máu
6. Tay bị ngứa ran hoặc tê cóng
Nếu bạn đi xe đạp đường dài sẽ ảnh hưởng tới các dây thần kinh ở tay, có thể dẫn đến đau và tổn thương cơ. Tuy nhiên, nếu ít vận động cũng có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay – Giám đốc khoa Y tế thể thao C. David Geier, Jr., của Đại học Y khoa Nam Carolina chia sẻ.
Khi nào cần đi khám bác sỹ? Bạn cần đi khám khi tay bị tê cóng hoặc ngứa ran khi bạn đang ngủ hoặc trong quá trình hoạt động bình thường như tập thể thao, thể dục. Bác sỹ sẽ tùy vào sức khỏe của bạn mà đưa ra phương pháp điều trị như dùng thuốc kháng viêm, các bài tập, hoặc phẫu thuật trong các trường hợp nặng.
7. Gãy xương vì sức nén
Theo Steven Gausewitz – quản lý ở Viện chỉnh hình Hoag ở Irvine, gãy xương vì sức nén thường xuất hiện ở bàn chân và cẳng chân với những bài vận động thể thao lặp lại như chạy, nhảy hoặc bài tập aerobic.
Khi nào cần gặp bác sỹ? Khi gãy xương bình thường hoặc gãy xương vì sức nén, thì cần tham gia bài kiểm tra mật độ xương. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có nguy cơ của bệnh loãng xương.
8. Chóng mặt
Chóng mặt là dấu hiệu của đường trong máu thấp, hoặc là triệu chứng rối loạn nhịp tim. Ăn thực phẩm có đường, hoặc uống nước trái cây có thể dễ dàng chữa được triệu chứng đường trong máu thấp, nhưng không thể chữa được rối loạn nhịp tim.
Khi nào đi gặp bác sỹ? Nếu bạn bị chóng mặt thường xuyên thì nên gặp bác sỹ. Bác sỹ sẽ yêu cầu bạn đeo máy đo huyết áp vận động để đo nhịp tim trong hoạt động bình thường của cơ thể.
9. Đau bắp chân
Khi 30 tuổi, bắp chân đau nhức có thể do những đôi giầy gót nhọn. Nhưng bước sang tuổi 40, đau bắp chân có thể là do ở sâu trong khối tĩnh mạch có cục máu đông, đi kèm với những biểu hiện như sưng đỏ bên ngoài. Cục máu đông này có thể dẫn đến thuyên tắc phổi. Ngoài ra, các cuộc phẫu thuật, thuốc tránh thai, hoặc ngồi yên không vận động khi đi xe hoặc máy bay trong thời gian dài cũng dẫn đến căn bệnh này.
Khi nào cần gặp bác sỹ? Nếu bạn khó thở, thì đó là dấu hiệu của căn bệnh thuyên tắc phổi, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Tender
Biên dịch theo Womansday
Xem thêm: Đi bộ giúp đẩy lùi ung thư