Trà xanh và chanh
Lợi ích: Bảo vệ tim
Dựa theo một nghiên cứu trên 40.500 người Nhật, nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ của những người uống trên 5 cốc trà xanh hàng ngày thuộc loại thấp nhất. Theo các nhà khoa học, hàm lượng catechins trong trà xanh có tác dụng bảo vệ tim và chống oxy hóa. Tuy nhiên, qua quá trình tiêu hóa chỉ 20% hàm lượng catechins được cơ thể hấp thu, do đó bạn nên pha trà xanh với chanh để hấp thu tối đa hợp chất này vì vitamin C trong chanh giúp lượng catechin được hấp thu cao hơn 13 lần. Bạn có thể thay chanh bằng cam hoặc nước nho nhưng không nên uống trà với sữa.
Thịt bò om và cà rốt
Lợi ích: Tăng cường hệ miễn dịch
Cà rốt chứa nhiều vitamin A giúp phòng chống bệnh tật nhưng nếu không có chất kẽm trong thịt bò vitatmin A sẽ không thể được vận chuyển từ gan đến các mô trong cơ thể. Bạn nên kết hợp các loại rau quả chứa nhiếu vitamin A với thực phẩm chứa nhiều sắt như khoai tây với cá hoặc thịt gà với rau bina.
Burger và sữa chua
Lợi ích: Giảm chất béo
Sau khi ăn thực phẩm có lượng chất béo bão hòa cao hãy dùng đồ tráng miệng giàu canxi và ít chất béo. Canxi giúp “trói” axit béo và ngăn chặn việc cơ thể hấp thu chất béo bão hòa. Theo kết quả một cuộc nghiên cứu những người ăn 1,735mg canxi từ các thực phẩm ít béo (tương đương việc uống 1 lít sữa không béo), 85 calo chất béo sẽ giảm trong 1 ngày.
Salad và bơ
Lợi ích: Tốt cho mắt
Theo một nghiên cứu của Đại học Ohio State khi ăn salad rau bina, rau diếp và ca rốt với bơ, lượng alpha-carotene được cơ thể hấp thu cao 8,3 lần, với beta-carotene là 13,6 lần và lutein là 4,3 lần. Theo các nhà khoa học chất béo tốt trong bơ giúp kích thích khả năng tăng carotenoids của cơ thể, đây là chất làm giảm nguy cơ bệnh thoái hóa điểm vàng và bệnh đục thủy tinh thể.
Chế độ ăn Địa Trung Hải và các loại hạt
Lợi ích: Phòng chống hội chứng chuyển hóa
Chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải bao gồm các loại thực phẩm như cá, rau, các loại đậu, trái cây, dầu olive và một vài loại hạt giúp giảm cân và phòng ngừa bệnh parkinson cũng như bệnh tim mạch. Theo một nghiên của các nhà khoa học Tây Ban Nha, những bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa (một hội chứng bao gồm các bệnh rối loạn chuyển hóa như cholesterol cao, huyết áp cao, máu đường và béo bụng) khi kết hợp chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải và 30g các loại hạt, những tác động của hội chứng chuyển hóa giảm 14% một năm. Các nhà khoa học cho rằng chất xơ, kali, magie, canxi, và axit omega-3 có trong các loại hạt như óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân giúp điều chỉnh lượng insulin, huyết áp và các bệnh viêm nhiễm. Giám đốc Khoa Dinh dưỡng thuộc Bệnh viện Phụ nữ Boston, Kathy McManus khuyên nên ăn 28g hạt trái cây để giảm cơn đói vào ban đêm.
Trứng và nước cam
Lợi ích: Xua tan mệt mỏi
Bạn sẽ thường cảm thấy uể oải khi thiếu sắt do không ăn thịt. Thực tế rau quả và trứng chỉ chứa từ 2 – 20% sắt non-heme. Trứng giúp vận chuyển sắt đến các mạch máu và vitamin C khiến chất sắt dễ hòa tan hơn gấp 6 lần, điều này có nghĩa rằng cơ thể bạn hấp thu 100% lượng sắt và giúp bạn hết mệt mỏi. Bạn nên bắt đầu ngày mới với bữa sáng gồm trứng omelet và một cốc nước cam hoặc trộn salad bông cải xanh với đậu phụ. Vitamin C dễ bị ánh sáng, nhiệt và không khí làm phân hủy vì vậy hãy tránh nấu quá kỹ các thực phẩm chứa loại vitamin này.
Tinh bột nghệ và tiêu đen
Lợi ích: Tăng cường trí nhớ
Tinh bột nghệ không những giúp phòng ngừa bệnh ung thư mà còn giúp ngăn chặn sự phát triển của các mảng bám não ở bệnh alzheimer. Tuy nhiên tinh bột nghệ là chất rất khó hấp thụ vì vậy bạn hãy trộn bột nghệ với tiêu đen để tăng tỉ lệ hấp thu lên 2%.
Diệp Bùi
Biên dịch từ Prevention
Xem thêm: Những thực phẩm là “cặp đôi hoàn hảo”