Hoa hậu Đặng Thu Thảo: Vững vàng giữa mong manh

Đầm dạ hội: Lâm Gia Khang – Trang sức & đồng hồ: BVLGARI – Ghế: Medea

Thu Thảo sinh ra từ… cái nghèo như bao cô gái miền Tây khác. Sau đăng quang, cũng vì quá khứ nghèo ấy và cả câu chuyện về học vấn, cô từng một phen bị dư luận “mổ xẻ”.

Hoa hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo
– Sinh năm 1991 tại Bạc Liêu
– Là hoa hậu đầu tiên xuất thân từ miền Tây Nam Bộ. Hiện đang là sinh viên trường Đại học Hoa Sen, Tp.HCM.
Cô thừa nhận: “Tôi đã trải qua một tuổi thơ cùng cực, nước mắt chan cơm nên có thể nói cái nghèo tác động tới tư duy của tôi khá nhiều và biến tôi thành một người như hôm nay: biết cảm nhận và đồng cảm một cách sâu sắc hơn với nỗi lo âu, phiền muộn của người khác…”

Sau những trải nghiệm, Thảo nhận ra, dù nghèo khó hay giàu sang, cuộc sống đều có những vấn đề của nó. “Không phải có tiền là sẽ hạnh phúc nếu như người ta không biết chia sẻ yêu thương” và Thảo đã tìm thấy con đường đi cho mình: “Làm thiện nguyện cả đời”.

Ở Thảo bây giờ, ta thấy sự hồn hậu của một cô gái miền Tây, nhưng vẫn có được sự đài các của một người biết mình đang sở hữu món quà đặc biệt của tạo hóa, cộng với quá khứ nhọc nhằn, Thảo đang vững vàng từng bước trong vẻ ngoài mong manh đặc biệt của mình.

Đầm dạ hội: Lê Thanh Hòa – Trang sức: BVLGARI, Swarovski 

– Mất mát nào là lớn nhất, kể từ khi chị trở thành hoa hậu?

– Là không còn toàn quyền với cuộc sống riêng tư của mình nữa.

– Theo chị, sắc đẹp là một tài năng hay tài sản?

– Là một tài sản mà mình phải trân trọng, giữ gìn. Nó không chỉ là vẻ đẹp hình thể.

– Điều ý nghĩa nhất chị làm được kể từ khi trở thành hoa hậu là gì?

– Tôi đã hoàn thành được giấc mơ xây nhà cho bố mẹ và lo lắng cho người thân. Hiện tại, tôi có nhiều điều kiện tham gia những dự án thiện nguyện vì cộng đồng.

– Chị có sợ ế không? Nếu có thì nguyên nhân là: quá nổi tiếng, quá thị phi, quá cao, hay do đàn ông “ngại” chị trừ khi họ là đại gia?

– Tôi chưa bao giờ có nỗi lo đó, vì tôi tin mỗi người đều có một nửa phù hợp của mình.

– Thường thì đàn ông thích yêu phụ nữ đẹp nhưng lại muốn lấy phụ nữ ngoan. Chị nghĩ sao?

– Tôi chỉ nghĩ làm sao để là chính mình.

Hoa hậu Việt – Ai người mang “gương mặt hân hoan”?

Theo thời gian, sắc đẹp là thứ sẽ tàn phai, vương miện không mãi thuộc về, danh hiệu dần là phù phiếm, trước những được – mất song hành… Điều gì đọng lại sau ánh hào quang, đó mới thực sự là gương mặt hân hoan mà công chúng muốn được nhìn thấy nhất ở những cô gái đã, đang và sẽ đội trên đầu chiếc vương miện mang tên sắc đẹp…

2015 có thể nói là “năm của hoa hậu” với cùng lúc hai người đẹp Việt có mặt tại hai đấu trường nhan sắc quốc tế đình đám, diễn ra cùng thời điểm: Hoa hậu Hoàn vũ và Hoa hậu Thế giới, thu hút sự chú ý cao độ của truyền thông. 

Ai đó nói rằng: Trong 30 năm đổi mới, một trong những diện mạo “hân hoan” của một nước đang phát triển như Việt Nam có lẽ chính là những cuộc thi hoa hậu – thứ không mang lại cơm áo gạo tiền cho số đông nhưng trong một thời điểm nào đó, cũng có thể phần nào giúp người ta tạm quên đi cơm áo gạo tiền.

Có điều, các cuộc thi sắc đẹp ngày càng mọc lên như nấm, trước những con mắt “tinh như cú vọ” của truyền thông, hai chữ “hoa hậu” vì thế cũng dần bớt đi sự lung linh của nó, hay đúng hơn, chỉ còn là câu chuyện của số ít có quyền lợi liên quan trực tiếp, hoặc là ước mơ “khi người ta trẻ”. 


Bài cùng chuyên đề:


– Hoa hậu Việt Nam  1994  Nguyễn Thu Thủy: Tôi vẫn nghĩ “sắc đẹp là một tài năng”

Hoa hậu Mai Phương Thúy: “Hơi tiếc quãng thời gian thanh xuân”
Hoa hậu Ngọc Hân: Một vẻ đẹp khác…
– Hoa hậu Kỳ Duyên: Sóng gió lui dần?

“Hãy để cho các cô gái được đẹp một cách bình yên!”

 logo 


From the same category