“Họa mi nước Anh” Adele. (Nguồn: AFP)
Theo báo cáo công bố ngày 6/1 của Nielsen Music và hiệp hội thương mại British Phonographic Industry, bất chấp doanh số đĩa CD sụt giảm và mức tăng trưởng ảm đạm trong dịch vụ âm nhạc điện tử như iTunes, sức tiêu thụ các sản phẩm âm nhạc vẫn tăng do người nghe chuyển sang các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến, và quan tâm đến các danh sách âm nhạc có chọn lọc và không giới hạn.
Cụ thể, trong năm 2015, tại Mỹ, số album bán ra tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 550 triệu album.
Tương tự, thị trường âm nhạc Anh cũng ghi nhận kết quả đảo chiều so với năm ngoái khi doanh số các album âm nhạc tăng 3,7%. Xét theo bài hát đơn lẻ, doanh số bài hát trực tuyến tại Mỹ tăng 92,8% so với cùng kỳ năm ngoái, ước đạt 317,2 tỷ lượt bài, trong khi đó, thị trường Anh cũng ghi nhận mức tăng gần 82% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia trong lĩnh vực âm nhạc đánh giá doanh số album âm nhạc trực tuyến tăng 2 lần tại hai thị trường âm nhạc lớn thứ nhất và thứ 4 thế giới là Mỹ và Anh là nhờ dịch vụ âm nhạc trực tuyến hàng đầu thế giới Spotify được các nhà cung cấp như Apple Music và Jay Z’s Tidal quảng bá rầm rộ.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, số lượng người nghe càng nhiều không phản ánh đúng lợi nhuận thu về từ ngành âm nhạc.
Nếu tách riêng nhạc trực tuyến, doanh số bán album âm nhạc trong năm qua giảm gới 6%. Adele là một trong số nghệ sĩ đi ngược lại xu hướng nhạc trực tuyến và album “25” của cô đã đạt doanh số kỷ lục ngay trong tuần đầu ra mắt tại Mỹ và Anh.
Mặc dù ra ra mắt người yêu nhạc vào thời điểm gần cuối năm, song album “25” vẫn lọt vào vào tốp các album bán chạy nhất năm 2015 tại hai thị trường trên. Theo Niesel, khoảng 30% người dân Mỹ đã sở hữu hoặc có ý định sở hữu album “25” của Adele, trong đó có khoảng 25% là những người không nghe nhạc thường xuyên.
Trên bảng xếp hạng âm nhạc 2015 của Anh, Adele cũng dễ dàng đứng ở vị trí quán quân.
Theo VietnamPlus