– Ông đã có mặt ở 80 nước trên thế giới, tham gia nhiều công việc thiện nguyện, nhưng lần này ở Việt Nam, ông chọn dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo. Tại sao?
– Tôi đã 60 tuổi, là một người có cuộc sống may mắn, tôi muốn chia sẻ sự may mắn đó với mọi người, và không gì tuyệt vời hơn là chia sẻ với những đứa trẻ.
Khi được giới thiệu tới Volunteer House Vietnam (Dự án Ngôi nhà tình nguyện dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo do Võ Thị Mỹ Linh sáng lập), tôi đã bị thu hút ngay lập tức. Không có thứ gì tuyệt vời và thiết thực hơn là giúp đỡ trẻ em học hành, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tôi đã gặp nhiều trẻ em có mong muốn học tập và tôi cũng gặp cha mẹ của các em – những người đã nói với tôi rằng, chúng tôi đã đem tới cho con em họ một cơ hội tốt thế nào.
– Được biết ông còn dạy kỹ năng cho những tình nguyện viên của Volunteer House Vietnam nữa. Ông nghĩ thế nào về những người trẻ muốn làm “thầy” này?
– Tôi thấy họ là những người trẻ tuyệt vời, họ muốn dạy và giúp đỡ trẻ em mà không mong muốn nhận được bất cứ phần thưởng hay giá trị vật chất nào. Hành động đó càng đẹp hơn khi thứ họ chia sẻ là kiến thức. Tôi đặc biệt cho rằng, kiến thức chính là nền tảng quan trọng của mọi sự phát triển. Họ là những người trẻ trong nhiều lĩnh vực, và tôi nhìn thấy họ cần một chút kỹ năng để trở thành người giáo viên tuyệt vời, nên tôi đã mở một khóa học cho những tình nguyện viên ấy.
– Ông có biết chúng tôi có ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam không?
– Người Việt chúng tôi có câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có nghĩa là: một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy, đồng nghĩa ông sẽ được tôn vinh trong ngày này, ông nghĩ sao về điều đó?
– Với ông, giáo dục có ý nghĩa thế nào?
Cảm ơn những chia sẻ của ông!
– Luc Gheysens sinh năm 1955 tại Bỉ, hiện đang làm việc tại Trường Wall Street English ở Việt Nam.
– Các công việc từng trải qua: Giám đốc điều hành ở nhiều công ty như Aquared Ghana, EMEA, Belgium & Luxemburg, Sofware AG.
– 1977 – 1980: giảng dạy tiếng Anh và tiếng Hà Lan tại Brussel. Sau đó làm việc hai năm ở vị trí marketing và PR cho Hiệp hội Đậu tương Mỹ tại Tây Âu.
– 1983 -1999: làm việc cho Tập đoàn IBM tại Bỉ, Luxembourg, Scotland. Ông đảm nhiệm khá nhiều vị trí từ nhân viên đến quản lý cấp cao tại đây.
– Năm 1999, ông rời IBM và đảm nhiệm các chức vụ quản lý cấp cao tại hàng loạt công ty khác như Software AG, Nextira One, StorageTek.
– Năm 2004, ông tới Oracle và làm ở đây 8 năm. Tại đây ông từng đảm nhiệm vị quản lý cấp cao phụ trách mảng sản phẩm lưu trữ của Oracle tại Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.
– Từ năm 2012-2014, ông nghỉ Oracle và qua làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc khu vực Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi của hãng chuyên các sản phẩm lưu trữ Imation.
– Hiện ông là tình nguyện viên của Volunteer House Vietnam.
NHỮNG NGƯỜI ĐƯA ĐÒ ĐẶC BIỆT
Có những ngôi trường mà mỗi ngày bố mẹ đón con về không cần hỏi câu quen thuộc: “Hôm nay con được mấy điểm?”. Có những học trò mà mỗi ngày đến trường, ngoài con chữ còn nhận được điều lớn hơn là “sự sẻ chia, để thấy mình không lạc lõng giữa thế giới này”. Có những lớp học mà học trò và thầy giáo chỉ ngang bằng tuổi, vừa học vừa đập tay cười nói rộn ràng như ở trong một thế giới thần tiên nào đấy.
Đó là những lớp học đặc biệt được tạo ra bởi những người thầy đặc biệt. Đẹp đã tìm đến những nơi ấy để hiểu thêm về hai chữ “Làm thầy” và nhận ra thầy giáo nhí của hàng ngàn học trò – Đỗ Nhật Nam – đã đúng khi cho rằng: “Nội hàm của chữ ‘Thầy’ ngày càng được hiểu rộng ra”, để thấm thía lời bà giáo già 86 tuổi gần 20 năm cặm cụi với một lớp học tình thương dành cho trẻ em khuyết tật: “Tôi thấy mình đang sống!”, khi được hỏi: “Bà nhận được gì?”.
Ngày Nhà giáo Việt Nam, xin được vinh danh họ – những người đưa đò đặc biệt!
Bài cùng chuyên đề:
– Thầy của kình ngư Ánh Viên: “Thầy trò chúng tôi đều không phải là tài năng”
– Đỗ Nhật Nam: “Tôi nghĩ mình chưa đạt được đến chữ ‘Thầy’ cao quý”
– Bà giáo già 86 tuổi Hồ Hương Nam: “Tôi biết mình đang…sống”
– Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thảo Vi: Làm thầy của những học viên áo sọc
– Vũ công Đào Phi Hải: Người thầy đặc biệt của 3 đứa trẻ mồ côi mẹ
– Thầy giáo 15 năm cắm bản, dạy trò bằng 5 thứ tiếng
– Góc nhìn hài hước của đạo diễn Lê Hoàng: Thầy phải già và phải nghèo!