Mẹ có biết, kích thước dạ dày của bé lúc mới sinh chỉ bằng một trái nho bé tẹo, đến tháng thứ 6, quả nho ấy cũng chỉ phát triển to bằng một trái dâu tây, nhỏ hơn kích thước dạ dày người trưởng thành đến 5 lần. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm sẽ quyết định việc hệ tiêu hóa của bé có phát triển khỏe mạnh hay không. Các mẹ có thể tham khảo một số tư vấn dinh dưỡng từ BS Lê Kim Huệ – Chuyên khoa 1 về Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm cho bé yêu nhé!
Nên cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?
Truy cập http://www.vinamilk.com.vn/the-gioi-an-dam để tìm hiểu thêm thông tin về dinh dưỡng cho bé ăn dặm và tham gia giải đáp trắc nghiệm vui để nhận ngay mẫu thử bột ăn dặm RiDIELAC thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho bé yêu “măm măm” mỗi ngày nhé.
Khi bé tròn 6 tháng tuổi, bên cạnh nguồn sữa mẹ, bé cần “nạp” thêm năng lượng và chất dinh dưỡng từ những loại thức ăn khác để phát triển tối ưu. Tuy vậy, bé vẫn chưa biết cách phối hợp giữa môi – lưỡi, mà chỉ ngậm miệng đưa thức ăn về phía cổ họng rồi nuốt chửng thôi. “Dạ dày tí hon” của bé cũng chỉ có thể tiếp nhận được một lượng rất ít thức ăn, nên mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn theo nguyên tắc ba MỘT: một ngày – một lần – một muỗng.
Muỗng ăn dặm đầu tiên có vai trò cực kì quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự hào hứng và cả thói quen ăn uống của bé sau này, thế nên, mẹ hãy chuẩn bị chén ăn dặm đầu tiên có vị ngọt gần với vị sữa mẹ, đừng vội cho bé ăn mặn ngay để giúp bé có một ấn tượng tốt đẹp về bữa ăn đầu đời. Ví dụ như bột ăn dặm vị ngọt thơm dễ dàng mua được ngoài thị trường mà đỡ mất công pha chế như RiDIELAC Gạo Sữa hay Yến Mạch Sữa với chất xơ tự nhiên từ yến mạch hỗ trợ hệ tiêu hóa bé yêu. Mẹ nên cho bé ăn theo hướng dẫn trên bao bì, đồng thời ăn từ loãng đến đặc để phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé!
Bé 7-8 tháng tuổi, tăng dần bữa ăn dặm cho bé
Tháng tuổi thứ 7 và 8, bé đã có thể dùng lưỡi và hàm trên để cắn thức ăn mềm. Mẹ có thể cùng bé trải nghiệm nhiều loại thực phẩm khác nhau bằng vài miếng thức ăn nhỏ và tăng bữa ăn dặm lên 2 lần/ ngày. Đặc biệt mẹ cũng có thể bổ sung cho bé các loại thức ăn hay bột ăn dặm vị mặn như thịt, cá và các loại đậu, rau được thái nhỏ để bé không vướng thức ăn “quá cỡ” ở cổ họng nhé! Các loại thịt bò, heo, gà hoặc đạm thực vật từ các loại đậu… giàu protein, chất xơ, kali, kẽm và axit folic cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của bé và giúp hoàn thiện “bộ máy” tiêu hóa.
Để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, mẹ có thể chọn loại bột ăn dặm RiDIELAC được bổ sung đầy đủ 20 loại vitamin/ khoáng chất và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12TM giúp tăng cường sức đề kháng để cơ thể bé phát triển một cách toàn diện về thể chất lẫn trí não. Bột ăn dặm RiDIELAC có nhiều vị mặn phong phú cho mẹ lựa chọn như thịt bò rau rủ, thịt heo bó xôi, gà rau củ, heo cà rốt,… giúp bé thay đổi khẩu vị, ngon miệng hơn mỗi ngày.
Tháng thứ 9 – bé đã sẵn sàng “tự lập” với bữa ăn dặm đầy dưỡng chất
Bước qua tháng thứ 9, bé đã sẵn sàng được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn để thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển nhanh chóng, đồng thời hình thành thói quen ăn uống khoa học hơn. Bé 9 tháng tuổi đã có thể thoải mái hấp thu được những thức ăn cứng hơn rồi đấy, mẹ nên bắt đầu hình thành thói quen cho bé ăn 3 bữa/ngày với thực đơn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ cũng lưu ý bổ sung các thực phẩm có nguồn sắt dồi dào như thịt bò, thịt heo, cá và gan,… để giúp bé mau lớn và phát triển toàn diện.
Ngoài ra, 9 tháng tuổi cũng là lúc mẹ nhận thấy bé có nhu cầu tự ăn, hoặc dùng đôi tay bé xíu tự bốc thức ăn đưa vào miệng để tìm hiểu về thế giới ăn dặm “lạ lẫm”. Những lúc như thế, ba mẹ hãy chuẩn bị những món ăn trình bày đẹp mắt, phong phú, và đầy đủ dưỡng chất để hấp dẫn ăn ngon miệng nhé!
Tóm tắt, các mẹ nên lưu ý phương pháp giúp bé
ăn dặm đúng cách theo từng cột mốc quan trọng: tháng thứ 6, tháng thứ 7-8 và tháng thứ 9 của bé nhé!
Bài: PV