Dù nhiều người thường gắn hình ảnh “trái tim tan vỡ” với việc chia tay người thương, thực tế điều này phức tạp hơn thế rất nhiều – những tình huống đột ngột ập đến như sự ra đi bất ngờ của người thân, bỗng dưng rơi vào cảnh thất nghiệp, hay mất một người bạn đều có thể khiến bạn “tan nát cõi lòng” và cảm thấy như cả thế giới đang quay lưng lại với mình. Dù rằng việc chữa lành một trái tim tổn thương cần có thời gian, nhưng có những điều bạn có thể áp dụng ngay bây giờ để “luyện tập” cho mình một trái tim khỏe mạnh đủ để đương đầu với những cuộc “bể dâu” ngoài kia.
“Heartbreak Syndrome” – Hội chứng “Trái tim tan vỡ” là gì?
Theo Harvard Health Publishing, hội chứng “trái tim tan vỡ” (Heartbreak Syndrome) được gọi tên lần đầu tiên cách đây 25 năm bởi các nhà nghiên cứu Nhật Bản, khi tâm thất dưới bên trái của tim phình ra đột ngột do bị căng thẳng (tình trạng này còn được gọi là bệnh phình cơ tim takotsubo). Khi lâm vào tình trạng này, bạn thường cảm thấy đau ngực đột ngột, dữ dội và khó thở, giống như khi bị đau tim. Tuy nhiên, may mắn rằng những ai mắc hội chứng này đều không có dấu hiệu bị tắc nghẽn động mạch và có thể hồi phục sau vài tuần.
Một vài nguyên nhân kích thích hội chứng “trái tim tan vỡ” là khi bạn trải qua những mất mát lớn, đột ngột nhận được tin xấu, bỗng dưng phải nói chuyện trước đám đông hay vướng vào một cuộc tranh luận gay gắt,.. Thậm chí, kể cả khi bạn nhận được niềm vui – như một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ chẳng hạn, bạn cũng có thể rơi vào trạng thái xúc động mạnh khiến trái tim “tổn thương” tạm thời.
Làm thế nào để tim thôi “tan vỡ”?
Dù rằng cho đến bây giờ, vẫn chưa có phương pháp nào để điều trị hội chứng này, bạn có thể áp dụng những cách sau đây để phần nào rèn luyện cho mình một trái tim khỏe mạnh hơn.
Nguồn ảnh: Tổng hợp
Tác giả: Nhi NguyễnĐăng vào ngày: 23/06/2023 - 23:01