Cháy rừng Amazon và những sự thật đáng kinh ngạc ít người biết về “lá phổi xanh” của hành tinh - Tạp chí Đẹp

Cháy rừng Amazon và những sự thật đáng kinh ngạc ít người biết về “lá phổi xanh” của hành tinh

Sống

Con người vẫn đang nỗ lực chữa cháy rừng Amazon với hy vọng cánh rừng không bị thiêu rụi đến mức không thể hồi phục. Những sự thật sau đây sẽ giúp bạn hiểu được phần nào tầm quan trọng của rừng Amazon và biết rằng nó đã phải trải qua biết bao thế kỷ bị tàn phá.

1. Rừng Amazon (khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất trên thế giới, chiếm diện tích 5.5 triệu km², phần lớn nằm ở Brazil) là mái nhà che chở cho 10% nguồn đa dạng sinh học được biến đến của thế giới: khoảng 40.000 loài thực vật, 1.294 loài chim, 3.000 loại cá nước ngọt, 427 loại động vật có vú, 428 loài lưỡng cư, 380 loài bò sát và 2.5 triệu loại côn trùng. Ngoài ra, 20% số loài chim và cá đều sinh sống ở Amazon.

Khoảng 10% số lượng loài đã biết trên thế giới sống tại rừng mưa Amazon.

2. Trong số 400-500 bộ lạc bản địa Mỹ trú ngụ trong rừng Amazon thì có khoảng 50 bộ lạc có ngôn ngữ và văn hóa riêng, sinh sống bằng các hoạt động săn bắt, hái lượm và chưa bao giờ tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

3. Vài loài ở rừng Amazon nếu không phải đang chết dần thì đang rơi vào tình trạng tuyệt chủng: từ cá heo hồng, trăn lục khổng lồ, ếch phi tiêu độc, kiến đạn, cá chình điện, cá ăn thịt piranha và hằng hà sa số các loài khác. Có khoảng 137 loài thực vật, động vật và côn trùng bị tuyệt chủng mỗi ngày ở Amazon vì nạn phá rừng và chăn thả gia súc.

Các cộng đồng bản địa Amazon đang chỉ cho thấy một mảng rừng nhiệt đới bị đốt phá.

4. Sông Amazon chảy qua rừng Amazon là con sông dài thứ 2 thế giới sau sông Nile (châu Phi) và chứa khối lượng nước nhiều nhất thế giới. Sông Amazon bao gồm hàng trăm phụ lưu trải dài trên 6.840 km và có 17 nhánh sông (với chiều dài 1.500 km) đổ 55 triệu gallon nước (khoảng 208.197m³) mỗi giây vào Đại Tây Dương.

5. Các rừng nhiệt đới như Amazon cần đến hơn 10 phút để thẩm thấu nước mưa xuống tận tầng thảm tươi – tầng thấp nhất trong cấu trúc rừng mưa nhiệt đới. Bên cạnh đó, vì chỉ tiếp nhận được 1% ánh sáng lọt qua nên tầng tán chính quá dày nên mặt đất gần như tồn tại vĩnh viễn trong bóng tối.

Con sông Amazon được xác định đã 11 triệu năm tuổi. Nó có hình dạng như hiện nay từ 2.4 triệu năm trước.

6. Sa mạc Sahara ảnh hưởng rất nhiều đến sông Amazon vì là nguồn cung cấp phốtpho phù hợp cho phân bón. Những cơn gió đưa theo cát từ Sahara qua Đại Tây Dương mang theo phốtpho giúp rừng Amazon phát triển đến mức trù phú như hiện nay.

7. 80% các loại thực phẩm chúng ta có trên khắp thế giới có nguồn gốc từ rừng Amazon. Hơn 3.000 loại trái cây được trồng ở Amazon có thể ăn được bao gồm: cam, chanh, bơ, dừa, bưởi, xoài, dứa,…

Những bức ảnh chụp trên cao cho thấy khu rừng ngày càng bị đục khoét, cắt xẻ để lấy gỗ, lấy đất làm nương rẫy.
Mất rừng, đàn bò không còn môi trường sống ở vùng rừng trơ trọi đã bị tàn phá.

8. Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới giữ nhiệm vụ quan trọng: cung cấp cho Trái đất 20% lượng oxy. Thảm thực vật dày đặc của nó hoạt động giống như một máy lọc không khí khổng lồ, liên tục hấp thụ carbon dioxide và thải ra oxy.

9. Mặc dù rừng Amazon là nơi có thảm thực vật phong phú nhất, vùng đất này có rất ít thành phần khoáng chất khiến nó không phù hợp với nền nông nghiệp bền vững. Một lượng lớn thảm thực vật vẫn được liên tục dọn sạch để phục vụ việc chăn thả gia súc. Từ đây, những con sông bắt đầu bị ô nhiễm vì xác động thực vật và các chất thải; lửa được sử dụng để quản lý các cánh đồng thường mất kiểm soát, cháy lan vào các khu rừng xung quanh.

Bãi tập kết gỗ lậu được khai thác từ rừng Amazon.

10. Một phần tư dược phẩm phương Tây đều sử dụng các thành phần dược liệu từ rừng Amazon. Đó là chưa kể có đến 70% thực vật chống lại các tế bào ung thư cũng đến từ đây.

11. Sau khi rừng Amazon phải chịu một trận hạn hán lớn kéo dài từ 2005-2010, mực nước của một trong những nhánh quan trọng nhất của sông Amazon – Rio Negro đã giảm xuống ở mức kỷ lục (giảm 6cm xuống còn 13.63m). Từ đây, một khối lượng lớn gỗ chết đã sinh ra khí nhà kính – điều này cũng góp phần làm tăng tần suất cháy rừng.

Quá trình khai thác rừng tàn nhẫn bắt đầu được đẩy mạnh từ khoảng thập niên 70.
Còn bao nhiêu mái nhà sẽ bị thiêu rụi trong trận lửa dữ dội này?

12. Việc phá rừng đã góp phần làm đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu khi giải phóng 340 triệu tấn carbon vào khí quyển mỗi năm. Các chuyên gia thậm chí còn nói rằng khu rừng này có thể chết chỉ sau 100 năm vì nhiệt độ toàn cầu như hiện nay.

Thực hiện: Huyền My Trương

29/08/2019, 08:00