NSƯT Thanh Hoàng: Ngã rẽ nào cũng đầy bất ngờ  

Khán giả phác họa NSƯT Thanh Hoàng bằng hình ảnh người đàn ông với đôi mắt buồn, hợp với vai nghèo, vai khổ nhưng khi ông diễn hài, phía dưới sân khấu ít người nào có thể ngồi yên. Còn dân trong nghề, nhắc đến Thanh Hoàng là nói về người nghệ sĩ cứ đau đáu với sân khấu, dù có đoạn, công chúng thấy ông trên sóng truyền hình còn nhiều hơn sàn diễn.

Nhưng hơn phân nửa cuộc đời mình, cái tình ông dành cho sân khấu không chỉ là các vai diễn mà còn là những kịch bản sâu sắc nặng về xã hội, gia đình. Mà đến cuối đời, khi nhắc lại, khán giả vẫn không quên tác phẩm kinh điển “Dạ cổ hoài lang” với trên 1000 suất diễn trong hơn 20 năm vẫn làm người ta cay mắt hay “Nợ đời” đậm cốt cách phương Nam, “Cha yêu” đầy bản sắc Nam bộ,…

thanhhoang_deponline_1

 

Từ ống cống tăm tối đến sân khấu hoa lệ 

Sinh năm 1963 trong một gia đình có 5 anh em, năm 17 ông bắt đầu bươn chải mưu sinh với công việc thợ hồ. Tương lai của phận con nhà nghèo tưởng đâu đã được định sẵn cho đến khi ông được chuyển sang tổ dặm vá cho công trình xây dựng Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh – PV).

Trong lúc vét bùn sình dưới mương để đặt ống cống thoát nước, Thanh Hoàng bỗng ngước lên, thấy poster Thành Lộc, Khánh Hoàng, Công Ninh,… – những người trạc tuổi được tươm tất, sáng sủa còn bản thân mình chân thì sục dưới sình, tay thì nhem nhuốc với ống cống. Cái câu hỏi ấy cứ đau đáu Thanh Hoàng đến mức khiến ông từ bỏ công việc chân tay đang nuôi sống mình hàng ngày.

Cha mẹ tôi vốn là người ở cho gia đình cậu Ba Huy (công tử Bạc Liêu), ba tôi làm tài xế, mẹ tôi nấu ăn, tài sản lúc ra riêng chỉ bàn tay trắng. Sau khi rời Bạc Liêu, mẹ tôi theo ba lên Sài Gòn sống trong con hẻm nhỏ đầy tệ nạn xã hội ở đường Nguyễn Du, Q.1. Ngoài việc chèo chống với cái nghèo nuôi năm đứa con
Cha mẹ NSƯT Thanh Hoàng vốn là người ở cho gia đình cậu Ba Huy (công tử Bạc Liêu), ba ông làm tài xế, mẹ ông nấu ăn. Về sau gia đình ông rời Bạc Liêu, sống trong con hẻm nhỏ đầy tệ nạn xã hội ở đường Nguyễn Du, Q.1.

Dù buồn trong lòng, nhưng soi chiếu thực tế, Thanh Hoàng vẫn không biết mình sẽ làm lại cuộc đời bằng cách nào. Cho đến hai tuần sau, một anh bạn làm cùng tổ dặm vá rủ rê Thanh Hoàng thi vào Trường Nghệ thuật sân khấu II do anh này… không dám thi một mình. Kết quả cuối cùng, anh kia rớt Thanh Hoàng đậu. Mà nhiều năm sau này, khi nhắc lại, ông xem sự lạ lùng này như một cơ may của đời mình.

Nhân viên hậu đài trở thành kép chính

“Tại sao, bạn bè đồng trang lứa, cùng học một trường, mà người ta đứng trên sân khấu, còn mình ở ghế khán giả?” 

Bước chân vào trường sân khấu như một sự sắp đặt của số phận. Nhưng điều này không đồng nghĩa, Thanh Hoàng được trải thảm đến với ánh sáng của hào quang. Sau khi tốt nghiệp, giấc mơ đứng trên sàn diễn phải gác lại khi các sân khấu đều đầy diễn viên chuyên nghiệp. “Thánh đường” của ông là mấy mét vuông ở Trung tâm văn hóa Phú Nhuận, giữ lửa nghề bằng những vở kịch quần chúng.

Cuộc đời Thanh Hoàng rẽ sang hướng khác lần nữa, sau khi ông đi xem một vở kịch. Hóng về phía sân khấu sáng đèn, ông thấy mình như trở lại những năm đôi mươi, dưới mương sình tự dằn vặt bằng câu hỏi: “Tại sao, bạn bè đồng trang lứa, cùng học một trường, mà người ta đứng trên sân khấu, còn mình ở ghế khán giả?”

Khi cái tên Hồ Kim Hoàng lần đầu xuất hiện trên màn ảnh truyền hình, nhà thơ, đạo diễn đài HTV Phan Vũ ngoắc anh diễn viên mới ra trường đến gần rồi đề nghị: “Tên Kim Hoàng… nghe con gái lắm, bố đặt tên mày là Thanh Hoàng cho… đàn ông chút, chịu không?”.Nặng lòng với sân khấu Có một câu chuyện mà mỗi lần phỏng vấn, anh đều nhắc đi nhắc lại
Khi cái tên Hồ Kim Hoàng lần đầu xuất hiện trên màn ảnh truyền hình; nhà thơ – đạo diễn đài HTV Phan Vũ ngoắc anh diễn viên mới ra trường đến gần rồi đề nghị: “Tên Kim Hoàng… nghe con gái lắm, bố đặt tên mày là Thanh Hoàng cho… đàn ông chút, chịu không?”.

Dù lúc đó, Thanh Hoàng đang làm “ngôi sao” của sân khấu quần chúng, sắp vào biên chế của trung tâm nhưng ông biết sân khấu chuyên nghiệp mới là nơi mình muốn gắn bó. Ông chấp nhận làm hậu đài cho sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần, lo âm thanh ánh sáng, bưng bê đồ đạc, dựng bối cảnh… Nhưng từ phía sau bức rèm nhung, Thanh Hoàng dõi theo các vai diễn, học thuộc thoại chờ cơ hội ai đấy đột xuất vắng mặt thì đóng thế. Sau những thế vai phút chót quá ngọt, ông dần được tin tưởng để đường hoàng bước lên vị trí kép chính.

Nặng lòng với sân khấu

Khi sân khấu qua khỏi thời hoàng kim rực rỡ, nhiều “ngôi sao bán vé” chọn cách rời đi. Nhưng Thanh Hoàng vẫn bám trụ lại, thay người thầy, người anh lớn trong nghề Huỳnh Minh Nhị gánh trên vai một sân khấu sắp tàn. Chỉ vì, sân khấu là nơi không chỉ cho ông tên tuổi mà còn là sự trưởng thành. Dù ông biết, nếu theo bè bạn đi kinh doanh có khi cuộc sống đã sung túc đủ đầy.

Suốt nhiều năm sau đó, Thanh Hoàng cùng với những người đồng sự tâm huyết như các nghệ sĩ Nguyễn Việt Anh, Mỹ Uyên (hai phó giám đốc- PV) cố giữ Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ “đỏ đèn” hàng tuần. Thiếu người tài thì Thành Hoàng cố công đào tạo, không có người diễn thì đích thân ông “lên sàn”.

ddd
NSƯT Thanh Hoàng trong vở “Dạ cổ hoài lang” do chính mình chắp bút

Khi sân khấu ổn định, có thể hưởng quả ngọt sau một hành trình dài vun vén; Thanh Hoàng lại khiến nhiều người ngạc nhiên khi quyết định từ chức Giám đốc. Trong một bài phỏng vấn, khi đặt câu hỏi này, ông trả lời nhẹ tênh: Đơn giản thôi. Tôi thèm trở lại với nghệ thuật, dành hết thời gian và tâm trí cho kịch bản ấp ủ. Làm lãnh đạo là phải tư duy theo kiểu khác, cứ bị xé cảm xúc ra, không viết được. Vai trò quản lý còn buộc mình phải ‘dọn dẹp’ đầu óc của mình, chừa ra một khoảng trống cho các thuật ngữ kinh doanh. Từ cung cách phục vụ cho đến doanh thu, quảng cáo, khuyến mãi…, nói chung là chạm đến toàn bộ hệ thống.” 

“Tôi thèm trở lại với nghệ thuật, dành hết thời gian và tâm trí cho kịch bản ấp ủ. Làm lãnh đạo là phải tư duy theo kiểu khác, cứ bị xé cảm xúc ra, không viết được” 

Thanh Hoàng là vậy, cái chân tình của ông không chỉ để đối đãi với mọi người mà còn trong công việc, để bất cứ điều gì ông làm đều gắn với chữ tâm. Tuổi 55, có lẽ quá ngắn ngủi với người còn nhiều hoài bão như nghệ sĩ Thanh Hoàng;  khi mà ông vẫn ấp ủ về “Dạ cổ hoài lang” tập 2,3 với cái tên “Trở lại gia đàng” và “Én nhạn hiệp đôi”, nối tiếp câu chuyện của gia đình hai ông Tư và Năm.

Dẫu chưa hẳn là tượng đài lớn của sân khấu kịch Việt Nam nhưng với những gì đã cống hiến trong suốt nửa phần đời mình, Thanh Hoàng vẫn là người anh cả đáng kính của thế hệ vàng sân khấu kịch Nam bộ mà có lẽ mãi sau hiếm ai có thể thay thế được.


From the same category