Camera siêu bền

 

Tiêu chí đánh giá

● Độ bền
Một máy ảnh siêu bền cần có khả năng chống nước, chống sốc và chống đóng băng tốt.
● Điều khiển
Máy ảnh siêu bền thường được dùng trong điều kiện chụp đặc biệt nên cần chọn loại máy dễ điều khiển và có thể dùng với găng tay.
● GPS
GPS thuận tiện cho việc đánh dấu địa lý cho ảnh nhưng không phải máy nào cũng có.

Olympus Stylus Tough TG-2

Nhận xét chung
Khung máy theo phong cách “ô cửa sổ trên máy bay” bao quanh ống kính của TG-2 là một trong vài đặc điểm để bạn nhận biết, đây là một máy ảnh siêu bền, đồng thời nó cho phép bạn bổ sung một ống kính telephoto hoặc ống fisheye qua một thiết bị converter. So với các đối thủ trong bài test thì thông số kĩ thuật của máy ít hơn, đổi lại, chế độ chụp super-macro phù hợp với những người thích chụp cảnh thiên nhiên và các loài côn trùng. Núm xoay điều khiển cũng là một điểm cộng vì các máy khác trong bài đều không có.

Hiệu quả hoạt động
TG-2 đánh bại các đối thủ trong bài test ở chất lượng ảnh với độ sâu trường ảnh tốt và khả năng điều chỉnh phơi sáng. Chế độ chụp cận cảnh cũng rất tuyệt, có thể tiếp cận những vật thể siêu nhỏ. Tuy nhiên khi quan sát gần, các bức ảnh còn hơi thiếu chi tiết và không thực sự hoàn hảo do máy đã phải zoom hết cỡ. Chất lượng phần cứng không hoàn hảo lắm, nắp ống kính hay bị lỏng nhưng khả năng chống nước tốt.

Thông số kĩ thuật: 12MP ● zoom 4x ● video 1080p@30fps ● 112x67x29mm ● 230g
Giá: 10 triệu đồng/olympus.com

Stuff đánh giá: 4sao. Chất lượng ảnh và video tốt với nhiều tiềm năng sáng tạo.

Nikon Coolpix AW110


Nhận xét chung
Với lớp vỏ ngoài bằng kim loại được trang trí họa tiết sắc màu theo kiểu ngụy trang thời chiến, cơ chế khóa xoắn trên cổng kết nối – AW110 cho cảm nhận về một máy ảnh chiến trường. Máy được trang bị nhiều tính năng kĩ thuật, bao gồm một khí áp kế và cao độ kế để bạn biết mình bạn đang đứng chụp hình ở độ cao bao nhiêu – thích hợp cho những chuyến du lịch. Nó cũng có kế nối Wi-Fi tuy nhiên khi sử dụng khá phức tạp.

Hiệu quả hoạt động
AW10 có một số thiếu sót tuy nhỏ nhưng có thể khiến người dùng bực mình: không có cổng USB tiêu chuẩn, rất dễ bị bấm nhầm vào nút zoom, tuy nhiên những nhược điểm này không đáng kể, hơn nữa chất lượng ảnh của AW110 lại vượt trội so với các máy khác với độ chi tiết cao và khả năng tái tạo màu xuất sắc. Video chỉ hạn chế ở tốc độ 30fps nhưng vẫn ấn tượng, chế độ chụp siêu cận cảnh nhỉnh hơn Olympus.

Thông số kĩ thuật: 16MP ● zoom 5x ● video 1080p@30fps ● 110x65x25mm ● 93g
Giá: 9 triệu đồng/nikon.com
Stuff đánh giá: 5 sao. Chất lượng hình ảnh hàng đầu, độ bền cao, tính năng hoàn thiện – AW110 thật khó đánh bại.

Canon PowerShot D20

Nhận xét chung
Chúng tôi chưa tìm thấy lý do nào mang tính ứng dụng thực tế một chút về cái thiết kế cong cong lõm lõm này của D20. Khi chạm tay vào chỗ lõm này, bạn có thể xem qua các bức ảnh trong chế độ playback. Một tấm ốp ở mặt trước bằng kim loại nhưng phần còn lại bằng nhựa cho cảm giác cứng và hơi rẻ tiền. Một điểm hấp dẫn của D20 là nó đã giảm giá khá nhiều kể từ ngày đầu ra mắt, bạn có thể sắm một chiếc với giá rất phải chăng.

Hiệu quả hoạt động
Chất lượng hình ảnh của D20 vẫn tốt nhưng thường bị gặp trục trặc trong những cảnh quay mà vật thể di chuyển nhiều. Video có độ chi tiết cao nếu bạn có thể giữ máy được chắc tay, nhưng khi bạn di chuyển máy ra xung quanh thì chất lượng hình ảnh sẽ giảm dần. Tuy nhiên, do thân máy bằng nhựa cho cảm giác rẻ tiền và hệ thống điều khiển kém trực quan khiến D20 trở nên không tương xứng với mức giá – dù không hề đắt của nó.

Thông số kĩ thuật: 12MP ● zoom 5x ● 1080p @ 24fps ● 112x71x28mm ● 228g
Giá: 7,8 triệu đồng/canon.com
Stuff đánh giá: 4 sao. Chất lượng hình ảnh thì qua, nhưng video và chất lượng phần cứng không qua được ngưỡng kì vọng.

Fujifilm FinePix XP60

Nhận xét chung
Là chiếc máy ảnh nhỏ nhất trong bài test, XP60 có thể bỏ túi dễ dàng, thiết kế giống chiếc bình khí nén lạ mắt. Nếu ngân sách eo hẹp, bạn sẽ thấy thích chiếc XP60 ở độ phân giải cao (16MP) và khả năng quay video 60fps này. Thân máy làm bằng nhựa, có một số chỗ thì bằng nhựa giả kim loại nhưng trông vẫn khá đẹp, sáng sủa, độ bền cao. Bạn có thể truy cập vào các chế độ chụp qua menu, nhìn chung máy đơn giản, dễ sử dụng.

Hiệu quả hoạt động
Chất lượng hình ảnh tốt, so với các máy ảnh cùng tầm giá. Tuy không phải tốt nhất trong bài test nhưng màu sắc nổi bật, độ nét và mật độ điểm ảnh cao. Thật đáng tiếc là chất lượng video thì lại đứng bét bảng: độ chi tiết thấp, zoom dở, hình ảnh động mờ nhòe và người dùng hay lẫn lộn khi điều chỉnh phơi sáng và canh nét tự động. Tuy nhiên nếu bạn muốn một máy ảnh siêu bền rẻ để thử dùng chơi thì XP60 là lựa chọn đáng để cân nhắc.

Thông số kĩ thuật: 16MP ● 5x zoom ● 1080p@60fps ● 104x67x26mm ● 183g
Giá: 4,8 triệu đồng / fujifilm.com
Stuff đánh giá: 4 sao. Một máy ảnh có giá trị nhưng chất lượng video gần như vô dụng

Panasonic Lumix DMC-FT5

Nhận xét chung
Chiếc máy ảnh này của Panasonic rất tự hào về tỷ lệ cân bằng 50/50 giữa “cơ bắp và não bộ”, cùng khả năng thách thức những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Các đường vát cạnh, có thể hoạt động ở độ sâu 7 mét, đóng băng ở nhiệt độ -10oC, cảm biến CMOS 16.1 MP, màn hình LCD 3 inch 460k điểm ảnh. Mẫu máy ảnh này có khả năng chụp ảnh 10fps, bộ lọc với hiệu ứng sáng tạo, khả năng quay video slowmotion.

Hiệu quả hoạt động

Chất lượng hình ảnh tổng thể trong hầu hết tình huống chụp thấp hơn Nikon một chút xíu, độ chi tiết cần cao hơn một chút, nhưng hơn Olympus khi xem ở cự li gần hoặc khi in ở khổ lớn. Chất lượng video 1080p tốc độ 50fps tuyệt vời. Điều khiển qua kết nối Wi-Fi còn vụng về, đổi lại nhờ kết nối NFC, bạn có thể bắn từng ảnh một tới smartphone với điều kiện phải chạy ứng dụng tương thích trên điện thoại và đồng bộ chúng với nhau.

Thông số kĩ thuật: 16.1MP ● 4.6x zoom ● 1080p@50fps ● 109x67x29mm ● 214g
Giá: 10,5 triệu đồng/panasonic.com
Stuff đánh giá: 4 sao. Chất lượng ảnh và video tuyệt vời, thân máy cứng cáp có thể chụp trong mọi tình huống.

 


From the same category