Nỗi ám ảnh cơ thể

Nạn nhân ngày càng trẻ

“Rõ ràng có một tỷ lệ rất lớn phụ nữ Mỹ không hài lòng với cơ thể của họ,” Joan Jacobs Brumberg, tác giả cuốn “The Body Project: An Intimate History of American Girls” nói, “Đó là một nỗi bất hạnh bắt đầu từ rất rất sớm trong cuộc đời.”

Đáng tiếc là nỗi bất hạnh này không biến mất theo quá trình trưởng thành, cũng không phải chuyện riêng của phụ nữ Mỹ. Bằng chứng là khắp nơi trên thế giới người ta có thể thấy sự làm ăn phát đạt của các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, sự lan truyền chóng mặt của các lý thuyết và sản phẩm ăn kiêng cũng như ngày càng nhiều phụ nữ phải điều trị tâm lý vì chán ăn.

 

Shalom Harlow 

Triết gia Ludwig Wittgenstein (1889-1951) có câu: “Cơ thể con người là hình ảnh chính xác nhất về tâm hồn”. Ca sĩ, nhạc sĩ nhạc đồng quê Naomi Judd (1946) cũng từng nói: “Cơ thể bạn có thể nghe mọi điều tâm trí bạn bày tỏ”. Còn biểu tượng vẻ đẹp gợi cảm Marilyn Monroe (1926-1962) thì tự hào: “Tôi muốn thế giới nhìn ngắm cơ thể mình”.

Bạn có thể không khúc triết như một triết gia, không có tâm hồn lãng mạn như một ca sĩ, hay cũng không hoàn hảo như một biểu tượng sắc đẹp, nhưng không cớ gì bạn không trân trọng và yêu quý cơ thể mình.

Bài viết đã đăng:

Bodies of Work

Xu hướng siêu mỏng đặc biệt nổi trội trên sàn diễn vào những năm 1990 với sự xuất hiện của Kate Moss và Shalom Harlow, thống trị các trung tâm thời trang như New York, London và Paris. “Đơn giản là bạn không thể ăn!”, Erin Quinn, từng là người mẫu cho nhà mốt Ralph Lauren và Ann Taylor, miêu tả tâm lý của mình thời cô còn gắn bó với sàn diễn, “Chỉ toàn là cà phê, thuốc lá. Nếu chuẩn bị phải đi diễn lúc 12 giờ, tức là bạn sẽ không ăn gì cả, bởi sẽ ra sao nếu không mặc vừa món đồ nào đó? Hoặc bạn làm cho nó trông không còn đẹp nữa?” Quinn làm người mẫu từ năm 12 tới khi 19 tuổi, hiện cô là một chuyên viên tại Đại học Harvard.

Cô mô tả, khu buffet dành cho người mẫu ngập tràn trứng, bánh mì tròn và bánh mì sẽ vẫn còn nguyên vẹn suốt cả ngày bởi chẳng ai động tới vì sợ tăng cân. Đa số người mẫu, vốn đã có cơ thể mỏng manh, nhưng vẫn luôn nỗ lực để trở thành siêu mỏng, bởi như vậy mới ăn khách. Trong ngành công nghiệp thời trang, các cô gái lo lắng về cơ thể mình ở độ tuổi ngày càng trẻ hơn. Erin Quinn đổ lỗi cho các bà mẹ đã gây áp lực cho con gái họ để tìm kiếm thành công trong ngành công nghiệp này. “Bạn buộc phải nỗ lực hơn khi biết rằng mẹ mình sẽ phát điên nếu bạn không thành công”, cô nói.

Nhưng không hẳn tất cả sai lầm đều từ phía những người mẹ nhiều tham vọng. Người ta cho rằng truyền thông mới là nguồn gốc của mọi vấn đề. Dù trào lưu siêu mỏng đã bắt đầu thoái trào từ năm 1998, nhưng hình mẫu phụ nữ được miêu tả trong hầu hết các mẫu quảng cáo đều là những cô gái có số đo tiêu chuẩn. Nó như một lời tuyên ngôn ngầm: Béo hơn hoặc gầy hơn đều không được!

Cuộc chiến thầm lặng

Ana, một nữ diễn viên 30 tuổi mang hai dòng máu Mỹ-Cuba, mắc chứng bệnh chán-ghét-cơ-thể-mình. Từng xuất hiện trên sân khấu Broadway cũng như các clip quảng cáo, nhưng cô không bao giờ “tiêu hóa” được hình ảnh của mình trong bất cứ vai diễn nào. Ana bắt đầu mang nỗi ám ảnh về cơ thể khi mẹ cô đề nghị cô thực hiện chế độ ăn kiêng từ năm 7 tuổi.

Chán-ghét-cơ-thể-mình ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau là căn bệnh khá phổ biến. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường mong muốn số cân nặng thấp hơn 13-19% so với mức cân nặng được cho là phù hợp với cơ thể họ. Tuy vậy, những người phụ nữ bị ám ảnh về cơ thể luôn thấy mình quá gầy hoặc quá béo, thường không bao giờ bày tỏ căn bệnh của mình, và thường lặng lẽ tự chống chọi hoặc chịu đựng.

 

Hình chụp của nhiếp ảnh gia Ellen Fisher Turk 

Ellen Fisher Turk, một nhiếp ảnh gia ở New York đã giúp Ana và nhiều cô gái khác học cách yêu cơ thể mình, thông qua ống kính của cô. Năm 1995, sau một lần chụp hình cho bạn, Turk bắt đầu nghĩ tới chuyện giúp đỡ những người phụ nữ khác. Khách hàng của Turk mang nỗi ám ảnh cơ thể từ nhiều nguyên nhân, có người do ảnh hưởng của chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, có người do từng bị lạm dụng tình dục…

Khách hàng được chụp hình tại nhà của họ hay tại căn hộ của Turk ở Brooklyn. “Tôi cố gắng lột tả những điều đặc biệt, và ai cũng có một điều gì đó đặc biệt”, Turk nói. “Khi khách hàng thấy mình trong hình, họ đã có một cách nhìn khác về bản thân. Họ bắt đầu nhìn vào những điều khiến họ cảm thấy dễ chịu, và họ đối diện với sự mất mát về nhận thức của mình.”

Ana nói rằng đầu tiên cô rất ghét các bức hình. “Khi lần đầu xem hình, tôi như điên lên. Nhưng tôi không ngừng dán mắt vào nó và cuối cùng tôi đã có thể ngắm nhìn thứ mà tôi từng cho rằng thật xấu xí.”

Ellen Fisher Turk từng tổ chức triển lãm ảnh trong dự án giúp đỡ nạn nhân của căn bệnh chán-ghét-cơ-thể-mình. Người ta thấy trong đó có những người với thân hình thực sự tuyệt mỹ, như Ana, bên cạnh rất nhiều người gầy trơ xương hay mắc bệnh béo phì. Họ đều đang học cách yêu chính mình, tự hào vì giá trị của chính mình. Cuộc đời họ không chỉ gói gọn trong những số đo.

Camryn Manheim, ngôi sao của show truyền hình “The Practice”, được ca ngợi là “một nhân vật mang tính đột phá đối với những người phụ nữ đầy đặn”. Vào tháng 9 năm 1998, Manheim, 37 tuổi, đã giành được một giải Emmy và một giải Quả cầu vàng cho vai diễn luật sư Ellenor Frutt trong “The Practice”. Trong bài phát biểu nhận giải tại lễ trao giải Emmy, cô tuyên bố: “Đây là giải thưởng dành cho tất cả những người phụ nữ quá khổ!”

 

Kate Moss 

Tổ chức: Vũ Thủy
Bài: Hương Giang  


From the same category