Tôi muốn làm một người đàn ông đàng hoàng
– Nghe tin sau live show “Trở về”, anh sẽ chuyển ra Hà Nội sống gần bố mẹ và lấy một cô gốc Bắc?
– Hơn 10 năm ở Sài thành mà tính “địa phương chủ nghĩa” vẫn mạnh thế sao?
– Chứ không phải vì anh gia trưởng ư?
Đàn ông Việt nói chung khi sống gần gia đình sẽ ít nhiều có máu gia trưởng do muốn chứng minh mình là người có tiếng nói trong gia đình và vì thế, nhiều lúc, họ chọn giải pháp thà độc đoán một chút… Người ta cứ bảo đàn ông miền Nam phóng khoáng hơn, không gia trưởng như con trai miền Bắc. Không phải, ở đâu cũng vậy! Nếu sống gần gia đình và sống gần họ tộc, tôi tin suy nghĩ của họ cũng như mình. Nhưng mọi người nên hiểu, Sài Gòn là một vùng đất dân tứ xứ tụ về. Người người đến đây để lập nghiệp và gia đình họ đa số ở các miền quê. Đến đây, họ chỉ là những cá thể trong một vùng đất mới nên gần như họ không có trách nhiệm và không sợ những gì mình lựa chọn ảnh hưởng tới gia đình. Vì vậy từ trong đầu họ hiếm khi có những suy nghĩ kiểu như “không biết vợ có biết nấu cơm cho bố mẹ mình không”, hay so sánh vợ mình với vợ… anh mình hay vợ của người nào đó trong họ tộc…
– Điều gì đã khiến được một người đàn ông có tiếng đào hoa bỗng muốn dừng bước nhỉ?
12 năm cho bốn cuộc tình công khai (hay nói cách khác là bốn cái tên từng xuất hiện trên mặt báo) thì là nhiều hay ít. Thực sự là trước đây, tôi chưa từng nghĩ đến chuyện “yêu là cưới”. Lấy vợ trong khi chưa quy hoạch được cuộc sống của mình theo tôi là thiếu trách nhiệm và ích kỷ. Vì đã quen sắp xếp mọi thứ một cách tương đối chủ động nên khi bước vào đời sống gia đình, tôi muốn mình có đủ chững chạc để làm chỗ dựa cho vợ con, bố mẹ và có một cuộc sống bình thường như bao gia đình khác. Bây giờ tôi 34 tuổi, mọi suy tính đều có cơ sở rồi. Kinh nghiệm sống, những bài học hợp – tan của bạn bè đã chỉ giúp cho tôi những gì cần tránh. Tôi tin là mình tránh được và muốn khi mình có vợ, tất cả những người xung quanh sẽ phải à lên rằng: “thằng này là một người đàn ông đàng hoàng”…
– Vậy ai sẽ là “chủ sở hữu” của “người đàn ông đàng hoàng” đó?
Tôi vốn là người không thích gây bất ngờ nên nếu có quyết định nào đó được đưa ra trong năm nay thì đó không phải là điều gì đột biến với bố mẹ tôi. Còn với mọi người thì tôi chỉ có thể nói rằng lúc này tôi đã có đối tượng để nghĩ về tương lai, đã có sự tính toán nhất định cho ngày đó. Và cô ấy không phải là người nổi tiếng…
Tôi nghĩ mình đủ mạnh nhưng không dám tự tin. Đủ mạnh để xử lý tất cả mọi chuyện nhưng không đủ tự tin để tuyên bố mình hoàn toàn đúng
Không đẹp nữa nên không còn dám… mơ gái đẹp
– Mong muốn một mái ấm gia đình xuất hiện trong anh lâu chưa?
– Sao lại tự đặt cho mình một áp lực nặng nề đến thế? Anh đủ tự tin không?
Tôi nghĩ mình đủ mạnh nhưng không dám tự tin.
– Vì không cho phép mình chọn sai nên 3 năm rồi anh chưa tìm được người để cưới?
– Những cô gái anh từng yêu đều thuộc loại xinh đẹp, nổi tiếng. Nhưng hạnh phúc biết đâu cần những điều giản dị hơn thế! Vậy anh có nghĩ vào một ngày đẹp trời nào đó, cũng nên thu nhỏ cái mong muốn của mình lại để con thuyền yêu dễ dàng cập bến hơn?
– “Biết mình biết người” có khi mới là vũ khí giúp gã đào hoa Tuấn Hưng “trăm trận trăm thắng” đấy nhỉ, thay vì mất công đi thuyết phục và thanh minh với các cô rằng mình là “thằng-tin-được”?
Không bao giờ tôi mất thời gian đi thuyết phục người khác. Cách duy nhất để người ta tin bạn là hãy chứng minh cho người ta thấy bạn là người đàn ông tốt.
– Đã bao giờ anh cảm thấy muốn khóc trước “tin dữ” “người yêu đi lấy chồng” chưa? Đàn ông khóc theo anh có chấp nhận được?
Nước mắt chỉ là thứ để diễn tả cảm xúc chứ đâu phải là cái gì ghê gớm như việc phải móc ruột, móc gan đâu! Đàn ông khóc theo tôi không phải là thứ gì ghê gớm cả!
Từng chơi thân với một… Sư thầy
– Vì anh quá đào hoa hay quá “dữ dằn” mà tôi thấy trong những tin đồn về anh không có tin đồn nào liên quan đến giới tính? Giữ được bản năng đàn ông trong giới có khó không, hoặc giả, anh đã từng phải chiến đấu nhiều chưa để giữ mình?
– Trong nhà, anh giống ai hơn: bố hay mẹ?
Tính cách của tôi gần như rập khuôn từ bố. Bố là một người kỹ tính đến khó chịu. Ông không bao giờ làm việc mình không thích làm. Những trận đòn nặng tay của bố từng khiến tôi trở thành thằng bé nhút nhát. Ông không cho tôi được thỏa thích rong chơi với bạn bè, dù tôi là con một. Nhưng bố cũng là tấm gương cho tôi học. Tôi nhớ, ngày nhỏ nếu muốn có một chiếc cặp sách hay một hộp bút mới thì chỉ có cách học thật giỏi, còn không thì nhịn ăn sáng mà mua. Tôi nhớ như in năm lớp 3, khi tôi nhận được giấy khen học sinh giỏi, tan học, về đến nhà, tôi mừng đến rơi cả cặp sách khi phát hiện ra một cái xe đạp được treo trên trần nhà. Ngày đó nhà tôi nghèo lắm, một mớ rau muống nhiều lúc phải chế thành ba món để bữa ăn có vẻ “linh đình” hơn. Vậy nhưng một khi bố đã hứa gì với tôi là bố luôn cố gắng thực hiện. Chiếc xe đạp chính là một trong những món quà bố hứa.
– Nể phục bố và yêu mẹ đến mức trong ba chữ khắc trên cánh tay, có một chữ là tên mẹ. Và giờ thì thêm một bông hoa hồng cũng vì đó là tên của mẹ. Tôi hiểu ai cũng yêu mẹ của mình, nhưng đến mức đó thì chắc có một lý do cụ thể?
Những thứ tôi khắc lên người đâu đã nói hết tình yêu của tôi dành cho mẹ. Tôi nghĩ ai cũng yêu mẹ, nhưng với riêng mình, tôi thấy mẹ dường như sinh ra để trả món nợ đời cho tôi vậy. Tất cả những gì tốt nhất trong cuộc sống bà đều dành hết cho tôi. Đến giờ 60 tuổi rồi mà bà lúc nào cũng lọ mọ chỉ để biết tôi muốn ăn gì, vui buồn bất chợt ra sao.
– Hiểu rõ giá trị tình yêu của gia đình nhưng anh đã sống nhiều năm không người thân bên cạnh. Có giai đoạn nào anh thấy mình… khó ở?
Là khi tôi ở Hà Nội, thời điểm Quả Dưa Hấu tan rã. Khi đó tôi đang là sinh viên năm hai trường Đại học Dân lập Thăng Long. Lúc đó vì rất muốn giữ nhóm mà tôi đã giấu gia đình xin bảo lưu kết quả học tập ở trường để dành thời gian tập luyện. Nhưng sau đó nhóm không giữ được, việc học cũng bỏ ngang. Lúc nhóm dừng hát, hàng ngày cứ đến giờ tôi phải lấy xe ra khỏi nhà, giả vờ đi học. Sau đó tôi đến nhà bạn hoặc ra chùa Quán Sứ để ngồi. Ngày ấy tôi chơi thân với một sư thầy ở đó, tôi đến đó làm những việc vặt, ăn uống và nói chuyện với sư thầy để tìm sự thanh thản trở lại. Chính sư thầy là người khuyên tôi phải đối diện với sự thật và nói chuyện nghỉ học với bố mẹ.
– 20 tuổi, thích chơi với… sư thầy. Lạ nhỉ?
Vậy tôi mới nói mình là người hơi kỳ quặc mà!
Chỉ là, anh ấy trả tiền giúp tôi một bữa sáng…
– Giấc mơ đầu tiên trong đời vỡ tan! Vậy anh mất bao lâu để bắt đầu lại?
– 12 năm, rốt cuộc, anh thấy mình được, mất gì?
Một sự nghiệp mà tôi nghĩ bạn bè trong nhóm Quả Dưa Hấu ngày xưa phải thừa nhận rằng tôi đã đúng.
– Còn cái nỗi “nhân tình thế thái” thì sao?
Tôi nhớ ngày mới vào Sài Gòn, tôi quen một người tên Hưng, là bác sĩ. Chỉ là, anh ấy trả tiền giúp tôi một bữa sáng, vậy mà thành bạn bè đến giờ. Cái con người khó chịu là tôi, anh ấy tóm lược trong mấy chữ đơn giản thế này: khó gần, nhanh nhẹn hoạt bát, tình cảm nhưng lại cổ hủ. Ngoài ra, trong giới, tôi cũng có những người chị là những cái tên nhắc đến ai cũng biết nhưng chưa một lần tôi đưa tên họ lên mặt báo, họ cũng không cần điều đó.
– Chứ không phải những cái tên thỉnh thoảng song hành cùng anh trên mặt báo như Duy Mạnh, Đàm Vĩnh Hưng sao?
Tình cảm chỉ có thể ở bên cạnh chúng ta và không bị sứt mẻ khi không dính dáng đến công việc, tiền bạc. Giữa tôi và Duy Mạnh chỉ đơn giản tồn tại mối quan hệ công việc, chính xác là vì hai bài hát của Mạnh mà tôi hát trở thành “hit”. Chúng tôi chưa bao giờ thân, nhưng từ đó đến giờ tôi luôn nhắc đến Mạnh với vai trò người đã viết ra hai bản “hit” cho mình. Còn Đàm Vĩnh Hưng là một trong những người bạn, người anh quen biết và có thời gian gặp gỡ nhau nhiều trong quãng thời gian “bay” show. Nhưng quan hệ cũng chỉ dừng lại ở đó. Để thành bạn bè cần nhiều thứ lắm: lối sống, suy nghĩ, cách cư xử… Nhìn người, tôi nghĩ phải nhìn vào cái tâm của họ chứ tôi không thích nhìn vào cái miệng, cái tay khua khoắng, rằng: ta như thế này đây…
– Ý anh là trong giới thì chỉ nên có những quan hệ “cầm chừng” cho vui?
Đúng ra là, vui thì tôn trọng và dành cho họ sự đối đãi tốt, còn không thì nên tạm dừng.
– Này, tôi thấy những bài hát của anh rất ồn ã, cách anh biểu diễn trên sân khấu cũng bốc lửa, nhưng đời sống thì lại vẻ như thiên về tĩnh lặng?
Không hẳn là tĩnh lặng. Nhưng có lẽ tất cả những giây phút nóng bỏng, giây phút phải trưng dụng cái phần nhanh nhạy, mạnh mẽ nhất, tôi đã dành hết cho sân khấu rồi. Cuộc sống hàng ngày đơn giản hơn. Mỗi buổi sáng hoặc trưa ngồi uống cà phê một mình ở một góc quán quen đọc báo hoặc chuyện trò với một người bạn không liên quan gì đến showbiz thực sự cho tôi cảm giác thanh thản.
– Bài học sống nào đã ngấm vào anh sau những năm tháng “đi hoang”?
Cái mình cần luôn thay đổi theo thời gian, theo điều kiện sống và theo sở thích của từng giai đoạn. Ngày xưa thích có xe đẹp chạy vòng vòng, sau lại thích được đi chơi đâu đó thật xa. Tới lúc mỏi chân lại muốn có một gia đình…
K.Y.M (thực hiện)
Ảnh JUNDAT