Đừng thêm đường vào thức ăn và đồ uống
Hãy thử bắt đầu với café, trà, các loại ngũ cốc không đường… để giảm lượng đường của bạn. Nếu quá nhạt so với sở thích, khẩu vị của bạn, tại sao không thử với chất ngọt tự nhiên như dùng quế và vanila.
Hạn chế đồ chế biến sẵn
Bạn nên cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn đóng gói; các loại trái cây khô vì chúng thường được cho thêm đường. Lựa chọn các thực phẩm với độ ngọt tự nhiên (trái cây, rau, thịt…) thay thế.
Đường nào là tốt cho sức khỏe?
Đường nào cũng là đường, và không có loại ưu việt hơn, dù đường thô, đường nâu, đường tinh luyện… Bất kì loại đường nào sử dụng quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe như nhau.
Đọc kĩ thành phần dinh dưỡng
Trước khi lựa chọn mua một sản phẩm, bạn hãy đọc kĩ thành phần dinh dưỡng để nắm rõ được lượng đường có trong đó. Chú ý các từ khóa như: “lượng đường thô”, “lượng đường nâu”, “lượng mía đường”, “nước ép trái cây tập trung”, “lượng xi rô ngô”…
Kiểm soát lượng đường của bạn
Đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm, bạn có thể dùng muỗng/ thìa để kiểm soát lượng đường thay vì ước lượng.
Ngũ cốc
Sử dụng ngũ cốc không đường hoặc ngũ cốc nguyên hạt vì một số loại ngũ cốc bình thường được cho thêm đường. Bạn có thể kiểm tra bằng việc đọc cẩn thận thành phần dinh dưỡng của chúng.
Hạn chế nước sô đa và nước ngọt các loại
Về cơ bản, chúng là một dạng đường lỏng – trung bình trong một lon có thể chứa khoảng 10 muỗng cà phê đường.
Nước uống trái cây
Thay vì sử dụng đồ uống từ trái cây hoặc “có hương vị từ trái cây” (loại sản phẩm được sản xuất từ đường và nước ép trái cây bao gồm rất ít), bạn hãy sử dụng 100% nước ép từ trái cây nguyên chất.
Tương tự với sữa chua có hương vị hoa quả, bạn nên chỉ dùng sữa chua kèm theo các loại quả thực sự.
Kiểm tra sản phẩm
Các nhà sản xuất đôi khi thêm đường để bạn cảm thấy ngon miệng hơn khi sử dụng sản phẩm. Nếu nghi ngờ, luôn luôn để ý thành phần dinh dưỡng để kiểm soát lượng đường du nhập vào cơ thể