Đi hát với ai đó là tham vọng nổi tiếng, nhưng với tôi đơn giản chỉ là một ấp ủ mà đến giờ tôi mới có dịp chiều lòng nó, đồng thời cũng là có thêm một nghề để kiếm tiền – tại sao không?
Có dịp hay là lỡ dịp, khi người hát đã ở vào tuổi 29? Đến như Uyên Linh mà Thanh Lam còn phán: “22 tuổi vào nghề cũng là muộn rồi!”!
Với tôi thì nghệ thuật chả bao giờ có tuổi. Miễn là cách mình đến với nó, đổ mồ hôi cho nó thế nào để không bị nó phụ lòng. Tôi đến với dance sport thực ra cũng không hẳn sớm. Tuy học múa từ năm 11 tuổi nhưng tận đến năm 20 tuổi, tôi mới được qua Pháp học khiêu vũ…
Sự tự tin hẳn đến từ dance sport, khi đó không chỉ là “món độc” lúc cầm mic, mà hơn thế, còn là sự trải nghiệm, vốn sống…?
Đúng là có những sự tự tin chỉ có thể có được bằng trải nghiệm. Và dance sport với tôi đã từng là một trải nghiệm nghiệt ngã, nghiệt ngã đến mức người ta không thể bỏ cuộc giữa chừng vì tiếc công theo nó.
Nghiệt ngã hơn cả ca hát sao? Chắc không, khi mà với ca hát, chị mới đứng đầu đường?
Thể thao khắc nghiệt hơn nhiều chứ! Vì trong thể thao, chỉ cần một mùa giải anh thi đấu không thành công là coi như anh bị “out”. Còn với ca hát thì ngay cả khi anh hát dở, anh cũng vẫn có thể tìm được khán giả riêng của mình. Ca hát không có thắng thua, hay đúng hơn câu chuyện thắng thua trong ca hát nó không thẳng thừng và nghiệt ngã như bên thể thao…
Những người “xui dại” chị là ai, ngoài Đức Tuấn? Dễ là thí sinh của BNHV lắm!
Chị Siu, đúng! Chị ấy khen chất giọng tôi tốt. Cố nhiên để làm nghề thì không thể chỉ bằng bản năng và sự tự tin vô lối.
Chị đã loại trừ yếu tố xã giao ở đây chưa, như người ta vẫn nói: “mất gì lời nói”?
Chị không biết chị Siu rồi!
* (Mời các bạn đọc bài phỏng vấn Khánh Thi trên Đẹp 152 phát hành ngày 7/9/2011)