Muỗi cái có một nhu cầu cơ bản nhằm duy trì nòi giống của nó, đó là hút máu để nuôi trứng. Chúng sẽ lấy máu của bạn, của những người trong gia đình bạn, của súc vật và cả các loài gia cầm. Chúng tìm đến được “con mồi” chủ yếu là qua quá trình cảm nhận khí carbon dioxide (CO2) mà “con mồi” thở ra. Bên cạnh đó, chúng còn cảm nhận “con mồi” qua hơi ấm của khí thở, qua thân nhiệt và sự tương phản về màu sắc.
Có thể liệt kê hàng loạt thương hiệu cung cấp máy bắt muỗi trên thị trường như Blue Rhino, Stinger, Vortex, Flowtron… Một chiếc máy bắt muỗi nổi tiếng như SkeeterVac của hãng Blue Rhino (Mỹ) có thể tạo ra tất cả các yếu tố thu hút muỗi kể trên. Nó đánh lừa côn trùng khiến cho côn trùng tưởng chiếc máy là “con mồi”. Khi côn trùng bay đến gần chiếc máy, chúng sẽ lập tức bị hút vào chiếc lồng bên dưới do lực hút từ một chiếc quạt chân không rất mạnh được lắp ở trong. Khi côn trùng đã bị hút vào trong, chúng sẽ không thể bay trở ra được (do chiếc quạt gió luôn hút vào), dần dần bị khô và chết.
Nhiên liệu mà chiếc máy sử dụng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến tính linh hoạt và phạm vi sử dụng máy. Điển hình như máy SkeeterVac chạy bằng khí đốt propane để đốt và tạo ra khí CO2 (thứ thu hút muỗi). Máy bắt và diệt muỗi SkeeterVac còn sử dụng nhiệt sinh ra từ quá trình đốt cháy đó để tạo ra điện nên không cần đến dây dẫn hay ắc quy. Một số loại khác thì dùng điện hoặc năng lượng mặt trời.
Hiệu quả của máy
Khi được khởi động, chiếc máy bắt muỗi SkeeterVac sẽ thu hút, bắt và giết muỗi ngay trong những ngày đầu tiên sử dụng. Số lượng muỗi giết được phụ thuộc nhiều vào độ dày đặc của muỗi và vị trí đặt máy.
Sau nhiều ngày, bạn sẽ cảm nhận được muỗi giảm hẳn. Sau một số tuần, bạn có thể cảm nhận được các mối gây khó chịu từ loài côn trùng này không còn nữa. Xin chú ý rằng muỗi cái thường sống trong thời gian khoảng 4 tuần, và đẻ khoảng 500 quả trứng trong suốt vòng đời của nó. Chính vì vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực này khuyên rằng chỉ cần sử dụng máy liên tục trong khoảng 6 tuần là bạn đã có thể diệt hết mọi cá thể muỗi trong khu vực sống.
Phạm vi sử dụng máy
Với nguyên lý như được mô tả ở trên, là tạo ra khí carbon diocide (CO2), máy bắt muỗi thường được khuyến cáo chỉ sử dụng ngoài trời. Những chiếc máy như SkeeterVac không hề có dây dẫn lòng thòng nên bạn có thể đặt nó bất cứ đâu một cách thoải mái và dễ dàng. Máy bắt và diệt muỗi đặc biệt hiệu quả và hữu ích với những ai ham mê làm vườn, thích dạo chơi và thưởng ngoạn trong vườn. Máy cũng có thể được sử dụng hiệu quả ở trong các nhà hàng, các quán café nhà vườn, các sân golf, và cả các khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em…
Nhiều người có thể hoài nghi về việc máy gây ồn hay phát ra mùi khó chịu. Thực tế là máy diệt muỗi SkeeterVac hoạt động ngày đêm và diệt sạch muỗi mà không làm phiền đến người sử dụng. Hệ thống quạt chạy êm và rất khó phát hiện ra tiếng ồn dù chỉ đứng cách vài mét. Mùi khó chịu cũng rất khó phát hiện nếu đặt máy ở chỗ thoáng.
Tần suất sử dụng máy
Máy bắt và diệt muỗi SkeeterVac được thiết kế và sản xuất để có thể hoạt động 24/7 trong suốt mùa sinh sản của muỗi. Để hiệu quả của máy được phát huy tối đa, người sử dụng cần lắp đặt máy, kiểm tra và cho hoạt động liên tục, giúp bắt và diệt mọi cá thể muỗi mỗi khi xuất hiện hoặc trưởng thành. Các nhà sản xuất cũng khuyến cáo rằng người sử dụng chỉ nên tắt máy khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 50 độ F (tương đương 10 độ C).
Hiệu quả của máy sẽ giảm và muỗi vẫn sinh trưởng nếu máy hoạt động không liên tục. Chính những lúc máy ngừng hoạt động là lúc muỗi có cơ hội sinh nở để tái phát triển. Hơn nữa, việc sử dụng máy theo giờ nhất định nào đó cũng sẽ giảm hiệu quả bởi các loại muỗi khác nhau có nhu cầu “tìm kiếm thức ăn” ở những khoảng thời gian khác nhau trong ngày và đêm.
Các phương pháp diệt muỗi truyền thống
Loài người đã phát minh ra khá nhiều phương pháp để bắt và diệt muỗi. Tuy nhiên, mỗi loại đều có những hạn chế so với việc dùng máy diệt hiện đại với chức năng đánh lừa cảm giác của muỗi như SkeeterVac. Có những phương pháp ảnh hưởng đến môi trường, có phương pháp nguy hiểm, và có cả những phương pháp không mấy hiệu quả. Chúng ta cung điểm lại: 1. Hương muỗi: Được sản xuất từ mùn gỗ với một số hóa chất. Cách này có thể diệt được muỗi nhưng lại độc hại cho con người vì nhả ra khói. Khi hít phải khói, trẻ em có thể bị mắc một số bệnh về hô hấp, còn người già tăng nguy cơ mắc bệnh Pakinson. 2. Bình xịt muỗi: Bao gồm dầu hỏa, cồn, formal-đê-hit, alkyne, thuốc diệt côn trùng. Cách này cũng diệt được muỗi, nhưng sẽ làm ô nhiễm không khí, gây độc hại cho con người. Khi sử dụng lặp đi lặp lại, muỗi sẽ tự sản sinh ra chất đề kháng để chống lại. 3. Máy đuổi muỗi chạy điện: Là loại máy có chứa chất triết xuất từ cây cúc trừ sâu. Khi cắm điện vào, máy sẽ nóng lên, làm cho hợp chất nóng lên và bốc mùi khó chịu khiến muỗi bay đi. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây viêm họng, đau đầu và ngạt mũi. 4. Máy đuổi muỗi bằng siêu âm: Chiếc máy sẽ phát ra sóng siêu âm với tần số 20KHz, bắt chước âm thanh của muỗi đực (âm thanh mà muỗi cái không thích) và âm thanh của chuồn chuồn (kẻ thù của muỗi cái). Tuy nhiên, tiếng ồn có thể gây khó chịu. 5. Hóa chất đuổi muỗi: Làm từ DEET, và thường DEET chiếm khoảng 10%. Các nghiên cứu khoa học cho thấy DEET có thể gây hại cho da và dị ứng. Trẻ em và phụ nữ có thai tốt nhất là không nên tiếp xúc với hóa chất này. 6. Vợt bắt muỗi: Bạn phải dùng tay để lùa theo con muỗi khi sử dụng thiết bị này. Nó có thể hiệu quả khi diệt muỗi trong phạm vi hẹp như màn, trong phòng. Nhược điểm của vợt bắt muỗi là tự nó không diệt được muỗi, nên luôn bị động. |
Ảnh: BlueRhino