Bệnh của sống gấp! - Tạp chí Đẹp

Bệnh của sống gấp!

Sức Khỏe
Khắp cơ thể bạn chỗ nào cũng cảm thấy mệt mỏi, chỗ này bệnh, chỗ khác lại đau. Rốt cục điều này là tại sao?

Thực ra, đó là bởi việc quá gắng sức chạy theo nhịp sống hiện đại gấp gáp, đầy những căng thẳng và mệt mỏi, đã khiến sức khỏe của bạn giảm sút và dễ mắc những căn bệnh mãn tính.

Ăn nhanh gây đau dạ dày

Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, dạ dày chính là bộ não thứ hai của con người, luôn cần được hoạt động, thư giãn và nghỉ ngơi điều độ.

Tuy nhiên, nhịp sống nhanh, đầy áp lực hiện tại đã khiến chúng ta quên dần việc dành thời gian để chăm sóc bản thân, làm hại dạ dày. Chúng ta thường ăn uống một cách không điều độ: bỏ bữa sáng, ăn bữa trưa qua loa cho xong, bữa tối ăn lấy no với nhiều đồ béo ngậy, khiến dạ dày chịu tải quá sức, phải “đình công”.

Nói nhanh hại khí phổi

Người xưa có nói: “Đa ngôn sổ cùng, bất như thủ trung”, nghĩa là càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự hư tĩnh, bởi khi nói sẽ rất tiêu hao tinh, khí, thần. Nói quá nhanh sẽ gây tổn hại đến khí phổi.

Áp lực lớn hại huyết quản

Căng thẳng lâu và mệt mỏi quá độ sẽ làm tăng gánh nặng cho tim. Thêm vào đó, việc bạn hút thuốc, uống rượu, ăn quá nhiều dầu mỡ cũng đều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc làm bệnh tình tiến triển xấu đi, đồng thời gây rối loạn chức năng nội tiết.

Nhịp độ nhanh hại thần kinh

Thường xuyên hoạt động với nhịp độ nhanh, sẽ khiến cho tinh thần bạn luôn ở vào trạng thái phấn khích, từ đó phá vỡ chức năng điều tiết hưng phấn và khống chế của đại não, dẫn đến chứng mất ngủ. Ngoài ra, chứng trầm cảm, bất an, thậm chí thường xuyên lo sợ không rõ nguyên nhân cũng đều là sự tổn thương tâm lý do nhịp sống nhanh gây ra.  

Hơn nữa, bạn cũng nên biết áp lực, sự căng thẳng, nhịp sống gấp gáp sẽ khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoóc môn adrenalin do tuyến thượng thận tiết ra và hoóc môn vỏ thượng thận. Những hoóc môn này sẽ thông qua các động mạch chạy đến toàn cơ thể, khiến các cơ quan cảm giác, hệ thống thần kinh, hệ thống miễn dịch, cơ bắp đều xuất hiện những phản ứng căng thẳng. Lâu dần sẽ gây ra hiện tượng mất ngủ, đãng trí, thường xuyên gặp ác mộng, lo lắng, hay sai sót trong công việc…

Do đó, bạn nên tạo thói quen duy trì cho mình một “cuộc sống chậm”, tạo thói quen điều độ với tâm trạng, tinh thần thoải mái và cơ thể khỏe mạnh.

Bài: Phượng Cát (theo ladyband)
Ảnh: ST

Thực hiện: depweb

06/06/2011, 11:34