Hãy cùng thử những lời khuyên dưới đây để tránh xa những âu lo phiền muộn.
Lo lắng về kết quả
Đôi khi vấn đề của bạn không phải là có quá nhiều điều lo lắng, mà là bạn có quá ít phương án để giải quyết. Hãy bình tĩnh ngồi xuống, đặt một tờ giấy trắng trước mặt, chia thành 3 cột, và liệt kê tất cả những lo lắng của bạn ở cột thứ nhất, những hậu quả tệ hại nhất có thể xảy ra nếu điều bạn lo lắng trở thành sự thật ở cột thứ hai, và tìm 3 hoặc 4 phương án giải quyết vấn đề ở cột thứ ba. Sau đó khoanh tròn phương án mà bạn cho là khả thi nhất. Bây giờ bạn chỉ cần thực hiện theo mà thôi.
Thuê một cô gia sư riêng cho con bạn, hoặc gửi cô bé đến trường có thể nâng cao trình độ của mình? Những lo lắng này liệu có làm bạn tăng hay giảm cân? Có lẽ điều bạn cần là gặp một chuyên gia dinh dưỡng hoặc đăng ký một lớp tập thể dục. Và một kế hoạch vui chơi lúc nào cũng là phương thuốc giải độc hữu hiệu nhất với những băn khoăn của bạn.
Hãy nghĩ đến tình huống tốt nhất
Bạn có thể hình dung ra trong đầu các cách để giải quyết một vấn đề và sau đó bắt tay vào thực hiện. Nếu bạn không biết hoặc không thể biết đâu là phương án tốt nhất thì sẽ có khó khăn hơn một chút.
Khi nảy sinh những lo lắng hay thách thức mới, bạn nên cố gắng tạo cho mình niềm hi vọng. Nếu gặp một tình huống mới, bạn hãy ngay lập tức tự hỏi bản thân “Việc này có mặt tích cực gì không?”. Bạn lo lắng về kết quả làm sinh thiết? Hãy tự nhủ rằng bạn chỉ đang muốn kiểm tra sức khỏe, và sẽ không có vấn đề gì xảy ra.
Làm ngay những gì có thể hôm nay
Bạn là người hay chần chừ trong mọi việc? Điều này có thể sẽ khiến bạn lo lắng nhiều hơn. Nhiều người có thói quen trì hoãn giải quyết vấn đề cho đến khi chúng trở nên quá nghiêm trọng. Hãy cố gắng thực hiện những gì bạn có thể ngay hôm nay.
Một dự án lớn dường như sẽ không thể thực hiện được nếu bạn chờ đợi đến phút cuối mới chịu xử lý. Thay vào đó, bạn hãy biến nó thành những vấn đề nhỏ hơn mà bạn có thể làm ngay trong tuần trước khi quá muộn. Với một hành động có vẻ như rất nghiêm trọng, nhưng một khi bạn đã thực hiện được bước đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy mọi chuyện đơn giản hơn rất nhiều.
Nói ra những suy nghĩ của mình
Thông thường một sự tự khuyến khích bản thân là tất cả những gì bạn cần để vượt qua những vấn đề lo lắng. Đôi khi, chúng ta lại chính là kẻ thù nguy hiểm nhất của chính mình. Để thân thiện với bản thân hơn, hãy giả vờ như bạn đang có một đám mây tư duy trong đầu, và hãy nắm bắt những gì bạn cần nói với chính mình. Viết chúng ra giấy, rồi sau đó đọc lại. Phủ nhận một cuộc nói chuyện sẽ khiến bạn tự vùi mình trong nỗi đau của chính mình. Thay vào đó, hãy cư xử với bản thân một cách nhiệt tình hơn và bạn có thể là người bạn tốt nhất của chính mình. Có thể lúc đầu bạn còn thấy gượng gạo, nhưng khi đã có thể nói ra mọi khúc mắc cũng có nghĩa là bạn đang làm cho vấn đề trở nên dễ dàng hơn.
Làm một việc gì đó tốt hơn
Một cách khác để vượt qua những lo lắng là thay đổi tinh thần. Có thể một lời hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn niềm vui hoặc đòi hỏi sự chú ý của bạn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hạnh phúc nhất tiêu tốn thời gian xem ti vi ít hơn 30% so với những người khác. Đó có thể là vì khi xem tivi bạn phải ngẫm nghĩ, và suy đi tính lại với những vấn đề của mình.
Để quên đi những lo lắng, bạn nên nói chuyện với bạn bè. Một cuộc nói chuyện cởi mở sẽ khiến bạn tiêu hao nhiều năng lượng tinh thần, và bạn sẽ không còn thời gian để suy nghĩ khi đang ở giữa những người bạn. Bạn cũng có thể thử một số trò vận động, như chơi lò cò với con, hoặc chơi ném bóng rổ trên đường phố. Khi bạn vận động, mọi sự tập trung sẽ đổ dồn vào cuộc chơi, và sẽ không còn không gian dành cho những lo lắng bên ngoài.
Giữ mọi việc trong tầm kiểm soát
Có đôi lúc những gì chúng ta lo lắng sẽ xảy ra có thể khó hoặc không kiểm soát được, như việc bị sa thải. Hãy tự hỏi bản thân xem những lo lắng đó có thực sự đáng hay không. Bất kể bạn đang bối rối vì điều gì thì mọi việc có thể cũng sẽ không tệ hại như bạn nghĩ. Mỗi khi bạn bị thử thách và chấp nhận điều không may mắn ấy hoặc cho rằng mọi sự đều trong tầm kiểm soát, bạn sẽ bớt phần lo lắng.
Tạo một thói quen nào đó giúp gây ảnh hưởng
Bạn đã bao giờ thấy một cầu thủ bóng rổ rê bóng 3 lần trước khi ném, hay một cầu thủ bóng chuyền bỏ qua nghi lễ hình thức quen thuộc trước khi bước vào trận đấu? Bạn nên sử dụng chiến lược “sự di chuyển quyền lực” tương tự trong lần tiếp theo nếu còn bị căng thẳng hay lo lắng.
Những vấn đề của bạn có thể được đơn giản hóa khi bạn chạm 2 ngón tay vào nhau. Điều quan trọng là bạn cần làm cho tâm trí mình suy nghĩ tích cực hơn và sau đó lặp đi lặp lại hành động này, sao cho nó ăn sâu vào tiềm thức của bạn. Như vậy, mỗi khi bạn bị áp lực bởi một vấn đề nào đó, tất cả những gì bạn nên làm là chạm 2 ngón tay vào nhau. Đây là một gợi ý nhỏ để giúp bạn thêm bình tĩnh và tập trung.
Đứng thẳng lên
Để cải thiện tâm trạng tức thì, hãy xem lại tư thế của bạn. Khi các nhà nghiên cứu của trường Đại học Ohio yêu cầu các sinh viên tham gia nghiên cứu đánh giá kỹ năng của họ với cơ hội nghề nghiệp, họ nhân ra rằng những người đã hoàn thành nhiệm vụ với tư thế hợp lý có khả năng an toàn hơn những người ở tư thế lòng khòng. Chúng ta thường cảm thấy tự tin hơn khi đứng thẳng, và có thể tự tin đưa ra những suy nghĩ hiện tại của mình.
Đi ngủ sớm
Nghe thì có vẻ ngược đời khi khuyên người đang lo lắng là nên đi ngủ sớm, nhưng đêm tối có thể kích thích khiến bạn mất ngủ. Tuy nhiên hãy nhớ rằng không gì có thể đốt cháy những dây thần kinh hoặc khả năng tư duy của bạn như sự mệt mỏi. Mệt mỏi có thể làm trầm trọng thêm những lo lắng của bạn.
Để có thể chìm vào giấc ngủ và quên đi những bối rối, bạn có thể lập một quyển “sổ lo lắng”, và trước khi đi ngủ hãy ghi lại vào đó những suy nghĩ có thể khiến bạn vui hơn. Dù sao chúng ta cũng không thể cải thiện được những gì đã xảy ra ngày hôm nay, vì vậy tốt hơn hết là không nghĩ đến nó nữa. Một số chuyên gia lại khuyên bạn nên rũ bỏ mọi lo lắng khi vào phòng ngủ, và cất quyển sổ đó sang một phòng khác cho đến sáng hôm sau.
Tự tạo niềm vui cho mình
Bạn quá căng thẳng và bận rộn đến mức phải ăn tối tại cơ quan ngày thứ 3 liên tiếp. Nhưng bạn vẫn có thể mỉm cười hoặc cười thành tiếng để xoa dịu bầu không khí. Hãy nghĩ đến 3 hoặc 5 kỷ niệm có thể khiến bạn bật cười, và lưu giữ chúng trong tâm trí của bạn. Và khi có điều gì làm bạn gục ngã, hãy mở cửa ngân hàng niềm vui của bạn và cười với chính mình.
Ảnh: ST