Tửu nữ thời nay

Theo những tư tưởng “cấp tiến”, phụ nữ hiện đại phải là người biết nâng ly và dốc ngược vào mồm thành thạo hơn bất kỳ người đàn ông thực thụ nào. Phụ nữ cho rằng mình đang uống để đấu tranh cho sự bình đẳng, để tự khẳng định sự bình đẳng giới vốn được nhiều người ca ngợi. Vậy nhưng đi tìm cái gọi là “bình đẳng”, trong thưởng thức tửu có thật tự hào và “hoành tráng”?

Ngày xưa thì làm gì có sàn nhảy hay quán bar? Chắc các bà chỉ dám uống trộm rượu dưới bếp hay rón rén tu chai của chồng nếu trót thèm thôi chứ làm gì có chuyện dám trèo lên mâm trên ngồi chễm chệ? Có mua được rượu để uống thì ngày hôm sau cả làng biết ngay, còn ra thể thống gì! Ấy thế mà ngày nay, có vẻ như một người phụ nữ hiện đại phải là người biết nâng ly và dốc ngược ly vào mồm thành thạo hơn bất kỳ một người đàn ông thực thụ nào.

Chuyện đó bây giờ rất phổ biến và hiển nhiên. Ai không tin làm ơn ra khỏi góc nhà mà đến chỗ sàn nhảy là rõ nhất. Con gái ở đó có thể uống rượu tràn ra áo (ngày xưa là cái yếm) mà không sợ bất cứ ai dị nghị. Nếu quý vị sợ nhạc trong đó có thể làm đầu mình vỡ đôi thì nên nấp ở bên ngoài cửa lúc 2-3h sáng mà xem những bóng hồng chuếnh choáng bước ra theo đường chữ Z hoặc chữ S, người vẫn còn giật giật theo nhịp nhạc. Đa số họ cho rằng mình đang uống để đấu tranh cho sự bình đẳng giới! Mục đích “cao cả” này khiến họ có thể uống với khả năng ghê gớm. Nếu lấy một gã đàn ông ốm yếu như tôi làm thước đo, mỗi ngày cùng lắm “đi” hết nửa chai sáu lăm, thì có cô nàng có thể uống một cách khiêm tốn là gấp bốn lần. Vậy nên chớ có coi chốn nhậu nhẹt là nơi chỉ dành cho đàn ông.

Giải sầu & giải khát…
Vì căng thẳng hay còn gọi là sì-trét. Ấy là câu trả lời của hầu hết các trường hợp được hỏi. Cùng với việc giải phóng phụ nữ ra khỏi những bó buộc của công việc gia đình, họ được giao những trọng trách lớn hơn trong xã hội và lẽ dĩ nhiên họ sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn. Nếu như ngày xưa, chỉ mình đàn ông “đội trời đạp đất” thì nay có thêm đàn bà “đứng mũi chịu sào”. Một cách logic, nếu gặp nhiều vất vả trong công việc và cuộc sống thì họ dễ có xu hướng tìm cách thư giãn với rượu hơn.

Hầu hết họ đang độc thân, đã ly dị hoặc sắp ly dị. Họ coi sự xuất hiện của mình ở chỗ mà đa số mọi người coi là của đàn ông như một sự khẳng định sự bình đẳng giới vốn được nhiều người ca ngợi. Đúng vậy. Không gì bình đẳng cho bằng hai người uống rượu, bất kể thứ bậc, tuổi tác, giới tính… Rượu là lý do rất quan trọng để họ đến đây. Nhiều người khẳng định họ vào quán chỉ vì muốn uống vài ly rồi đi về. Nếu như đàn ông có thể nghiện rượu thì phụ nữ cũng có thể. Tại sao không? Sau vài ly là có thể thấy mình còn tươm chán, vẫn trẻ trung, tươi tắn như độ nào rồi có thể tự cười khà khà như một người đàn ông thực thụ. Thoải mái vô cùng. Sau khi quát tháo mấy gã phục vụ to con là thấy mình mạnh mẽ vô song. Sau vài hồi uốn éo trên sàn là đã tự thấy mình hấp dẫn quá. Mấy tay trai trẻ kia sao mà dễ bị cuốn hút thế? Hóa ra mình chưa hề già, mình chưa đến ba mươi…

Khả năng tự huyễn hoặc của rượu khiến phụ nữ không dễ từ bỏ. Mẹ già ở nhà thời xưa đâu có được uống rượu thoải mái như mình? Vậy thì phải tận dụng hết cỡ thôi. Tự do muôn năm! Bình đẳng bất diệt! Độc thân là may mắn! Ly dị là lối thoát! Chỉ có rượu mới tìm ra chân lý cho cuộc sống nhàm chán này.

Nhưng đối tượng uống vì… sì-trét trên tửu lượng




Hậu quả sẽ là “cởi váy phất cờ” hay một vài thứ gần gần như thế. Sau khi uống rượu vào, phụ nữ sẽ có ánh mắt tình tứ hơn, mà tình tứ với tất cả mọi người mới chết chứ. Thế rồi cùng với cái ánh mắt lẳng lơ là vài cái cúc áo tự động bung ra lúc nào không biết, quai váy kiểu spaghetti lả lơi xuống ngang cánh tay, ngồi ghế cao mặc váy mà chân dạng ra oai vệ cứ như… Bao Công.
cũng thường thôi. Mà chỉ uống có một hai ngày cuối tuần thì nhằm nhò gì? Một đối tượng khác chẳng cần đợi sì-trét mới đi giải sầu. Nói toẹt ra là họ tìm kiếm “đối tác” cho cuộc sống thêm phần thi vị. Chẳng gì hể hả cho bằng cảm giác được là “mặt trời” chói sáng ở chốn hầu hết là đàn ông. Hàng chục ánh mắt liếc nhìn. Cái khuôn mặt ban ngày dù có nhấp nhô, vàng ệch thì đến tối, trong ánh sáng nhập nhoạng lại “vôi ve” vào, trông vẫn ổn. Tửu lượng của họ rất kinh hoàng. Họ có thể uống hàng ngày. Chạm cốc và “dzô” to hơn nam giới. Uống mặt không biến sắc. Rượu ở nhà cũng có. Nhạc ở nhà cũng có. Mỗi tội không thể tìm được một gã nào “dùng được” ở nhà cả. Nếu “đánh bắt gần bờ” khó khăn thì phải “đánh bắt xa bờ” thôi! Sau khi tàn cuộc là những vụ đưa đón, ăn đêm, vài câu tán tỉnh thô thiển. Uống nhiều rượu thì phải khát nước mà. Đơn giản là “giải khát”. Sáng hôm sau lồm cồm bò dậy, son phấn qua quýt. “Cho xin cái áo anh đang nằm đè lên, em về. Tiền phòng chia đôi nhé!” Nhớ thì gặp lại, không nhớ mặt cũng chẳng sao. Mỗi ngày đánh mặt, nhuộm tóc một kiểu thì làm sao mà nhớ được!

Một đối tượng khác nữa đến đây lại vì lý do “nghề nghiệp” – kiếm tiền. Chuyện này nói nhiều rồi, nói thêm sợ nhàm. Chào hàng ở chốn đây là cao giá nhất, dễ có khách nhất. Thế nên trước khi “bán phá giá” ngoài vườn hoa, đầu phố, các em cũng thử tý may mắn nơi những gã trai hừng hực hơi men, vốn cũng đang đánh mắt “săn hàng”…

… phần chát ở đáy chai
Hậu quả sẽ là “cởi váy phất cờ” hay một vài thứ gần gần như thế. Sau khi uống rượu vào, phụ nữ sẽ có ánh mắt tình tứ hơn, mà tình tứ với tất cả mọi người mới chết chứ. Thế rồi cùng với cái ánh mắt lẳng lơ là vài cái cúc áo tự động bung ra lúc nào không biết, quai váy kiểu spaghetti lả lơi xuống ngang cánh tay, ngồi ghế cao mặc váy mà chân dạng ra oai vệ cứ như… Bao Công. Tất cả đều có thể khiến các anh chàng gần đó hiểu nhầm (hay là hiểu không nhầm?) và họ sẽ tiến tới…

Mấy gã ngà ngà buông vài câu nhạt toẹt theo kiểu “em uống thêm ly nữa nhé”, “em đi một mình à”, “da em đẹp thật” (mặc dù vừa đi biển về), “chân em thẳng thế” (mặc dù con gà chạy qua cũng lọt)… Ấy là may mắn gặp mấy tay vẫn còn lịch sự, chứ mà đã chuếnh choáng rồi thì đủ thứ ngôn ngữ hay ho được tuôn ra. Có cô kể lại đang tự nhiên nghe thấy giọng đàn ông bên tai rởn gai ốc: “Người em ngon lắm!”. Ít văn minh hơn là những câu chửi. Chửi tục tĩu. Chửi bằng những động từ, tính từ và danh từ thô thiển nhất, dễ hiểu nhất và dễ làm cho người ta ghê rợn nhất về bản năng của loài người. Sự quấy rối bằng ngôn ngữ này cũng đã làm khối chị em dân văn phòng đi thử cho biết, phải bỏ về luôn. Chị em ta sẽ tỉnh rượu ngay và hưng phấn cũng tắt lịm.

Bắt đầu bằng khoảng cách 20 hay 10cm, rồi sát sàn sạt với những tư thế càng lúc càng thô: xô đẩy, vỗ mông, ôm choàng từ đằng sau, đụng chạm từ đằng trước. Phản ứng của những “cái váy” tay chơi là thế nào? Chạy à? Nhầm to! Nhiều cô nàng còn cười khanh khách, lấy thế làm niềm vui cho một ngày sống vô nghĩa của đời mình. Để nhận được những tiếng rú rít của đám xung quanh, các cô sẵn sàng “phất cờ” giữa sàn nhảy đông người. Và rồi đến lúc nhận ra sự quá trớn thì đã muộn. Cô ta sẽ trở thành mục tiêu của đám say xỉn… Nếu may mắn không gặp mấy chuyện ấy thì cồn trong máu (có thể gọi lúc đó là máu trong cồn) cũng khiến mất toi vài ngày để lấy lại sức lực. Nếu đàn ông say rượu “cho chó ăn chè” thì chẳng lẽ các chị em uống rượu vào không có “chè” cho “chó ăn”? Gan phải làm việc nhiều thì cứ bảo làm sao tốn tiền mua phấn trát? Còn nữa, ấy là lúc đi về nhà (hay về đâu đó khác), không đi được xe có người đưa về đã tốt. Uống vào mà vẫn đi xe mới khổ. Phóng như điên. Nhẹ thì lao lên vỉa hè, “mặt tiền”, “hàng họ” thâm tím, nặng thì sáng hôm sau gia đình nhận giấy báo lên nhận diện người thân.

Phụ nữ uống rượu thì thiệt nhiều hơn lợi. Quán bar, sàn nhảy đâu phải là chỗ duy nhất để chị em tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống mình khi mà thế giới rộng lớn, bao la đến thế. Mong ai đó đang “sống gấp” có một phút nghĩ lại về giá trị của bản thân để thấy cuộc sống này đáng trân trọng hơn.


(Lê Tiến Đạt)


From the same category