Khai phá văn minh âm nhạc

Ngày anh nhạc sĩ ấy chuyển đến căn hộ cùng tầng với nhà tôi, tôi thấy hãnh diện vô cùng.

Khi anh chìa cái cạc-vì-dịt ra, đọc hai chữ “nhạc sĩ” nằm dưới cái tên lạ hoắc của anh ấy tôi bỗng thấy tay mình run run vì xúc động. Đối với một thằng “chân trắng” như tôi thì bất kể ai mà chức danh có chứ “sĩ” đều khiến tôi kính trọng.

Chẳng ngờ đấy cũng là ngày kết thúc khoảng thời gian êm ả mà tôi và các gia đình “tai trâu” láng giềng có được bấy lâu.

Anh nhạc sĩ ấy bắt đầu thực hiện kế hoạch “khai hóa văn minh âm nhạc” tại cái khu tập thể bé nhỏ này. Việc đầu tiên anh làm là lắp cái chuông cửa nhà anh ở đầu ban công chung.

Nổi bật lên giữa đám chông lố nhố chỉ rặt tên chồng, gạch ngang, tên vợ là cái chuông nhà anh với hai chữ “nhạc sĩ” đĩnh đạc. Việc này khiến cả mấy nhà cùng tầng thêm phần phấn chấn bởi ít nhiều cái tầng này cũng có được thêm tý văn hóa, văn nghệ.

Vài hôm sau, hàng xóm của cả khu gần đấy đều có cái vẻ ghen tị với chúng tôi khi anh cho chuyển về cái đàn piano cồng kềnh đến tám anh chợ người khênh lên mới xuể.

anh khuyên tôi rất thực lòng rằng tôi và mọi người trong khu này cần được nâng cao hiểu biết, rằng thứ nhạc chúng tôi nghe hàng ngày chỉ là thứ nhạc “sân khấu”, “không để đời được”.  Tôi cố gắng hết sức nhưng mỗi lần nghe nghe những tiếng ồm ồm, ý y, á a ở bên nhà anh phát ra là tôi lại phải đóng cửa nhà.

Những âm thanh đầu tiên phát ra từ cái piano khi ông thợ chỉnh dây leo lên nhà anh hì hục căn chỉnh bắt đầu khiến chúng tôi lờ mờ nhận ra một tương lai không mấy vui vẻ đang chờ đợi phía trước. 
 
Đồ… đô… đố. Chỉ sau vài ngày, “tai trâu” của tôi đã bắt đầu được “luyện thanh” cùng với anh đang luyện giọng. Chuyện khổ sở là ở chỗ, anh không bao giờ đóng kín cái cửa gỗ mà cứ mở phanh ra.

Tôi nghĩ mỗi người một nghề, anh luyện thanh cũng phải thôi, mấy cái thứ xướng âm ấy đã nhằm nhò gì. Nhưng giá mà anh đóng cái cửa gỗ lại một chút thì hay biết mấy.

Kể những lúc anh ồ… ô… ố… ô… ô… ồ… thì dài lắm. Đáng nói hơn ấy là công cuộc khai hóa văn minh cho hàng xóm của anh. Phải nói dàn âm thanh nhà anh ấy xịn thật.

Anh bật nhạc suốt ngày. Cái chết là những thứ nhạc anh bật đều là những thứ đám công chúng láng giềng chúng tôi không thể nào hiểu nổi nó là cái gì?

Mãi sau mới đoán là nhạc kinh điển, hay còn gọi là nhạc bác học. Nghĩa là nhạc chỉ dành cho những người có tầm hiểu biết văn hoá cao lắm mới thấy hết cái hay, bất hủ của nó.

Có lần anh khuyên tôi rất thực lòng rằng tôi và mọi người trong khu này cần được nâng cao hiểu biết, rằng thứ nhạc mà chúng tôi đang nghe hàng ngày chỉ là thứ nhạc “sân khấu”, “không để đời được”.

Tôi cố gắng hết sức nhưng mỗi lần nghe những tiếng ồm ồm, ý y, á a ở bên nhà anh phát ra là tôi lại phải đóng cửa nhà mình. Lúc đầu còn ngại, sợ anh giận, sau tôi đành làm vậy chứ không thì cái thần kinh ốm yếu của tôi đâu đã kịp chuẩn bị để tiếp nhận cái thứ văn hoá khó nuốt như thịt mỡ ấy? Anh thích ăn thịt mỡ thì anh cứ ăn với gia đình. Xin đừng ép chúng tôi ngửi mùi tóp mỡ rán thế. Ngấy lắm!

Anh không phải là người đầu tiên tôi gặp có ý thích kỳ lạ là muốn tuyên truyền thứ văn hoá mình thích cho người ngoài nhà.

Ngày tôi còn ở một xóm nghèo ven Hà Nội, hồi mới có đài cátxét ấy, hàng xóm đua nhau mở đài to là chuyện bình thường.

Nhưng vấn đề là do cùng đẳng cấp nhận thức về âm nhạc nên nhạc nhà nào mở cũng gần gần giống nhau, cùng thể loại cả. Thế nên nếu đài nhà nó to hơn nhà mình thì cứ việc tắt đi. Nghe nhạc nhà hàng xóm bật cũng hay chán, lại đỡ tốn điện. Gặp bài mình thích có khi lại lẩm bẩm hát theo ấy chứ. 

Anh đến với chúng tôi thành ý như vậy mà chẳng ai hiểu anh. Đúng thôi mà anh, xưa nay những bậc kiệt xuất trong thiên hạ đều cảm thấy cô đơn giữa biển người ngu dốt.
Từ đó thứ âm nhạc kinh điển chỉ còn lấp ló ở cửa nhà anh, có khi nó cũng biết dỗi hờn rồi, tội gì chui vào tai mấy kẻ văn minh tầm thấp làm gì.

Nghĩ cho cùng thì anh cũng là vì mọi người. Chắc hẳn ở tầm văn hoá cao như anh nhìn xuống chắc phải thấy thương xót cho cái sự “mồ côi âm nhạc” của chúng tôi lắm. Chẳng biết thế nào là ten-nô, thế nào là pa-ra-vô-ti thì biết đến bao giờ mới phát triển được cơ chứ?

Vậy là hàng ngày chúng tôi vẫn được cập nhật những bản giao hưởng khác nhau, những bản ô-pê-ra khác nhau… Giá mà điện dùng để bật đài nhà anh mà đem thắp mấy ngọn đèn cầu thang cho trẻ con đi khỏi ngã thì tốt biết mấy.

Cho đến một ngày chúng tôi quyết định góp ý với anh. Sau khi thằng bé con dưới nhà tầng dưới đang bụ bẫm thế mà giờ mẹ nó dỗ mãi cũng chẳng chịu ăn, gầy rộc đi. Sau khi mấy ông bà già về hưu suốt ngày ngồi thở hồng hộc trong góc nhà vì sợ thần kinh căng thẳng quá, huyết áp tăng thì khốn. Chúng tôi họp nhau vào lên nhà anh nói chuyện. 

Cái anh xe ôm tầng hai là hùng hổ nhất, ông ấy bảo là nếu mà chuyện này còn tiếp diễn là ông ấy bật tiếng phim sex, nối dây loa lên chĩa thẳng vào cửa nhà anh nhạc sĩ đấy.

Ơ hay, cái anh này hay thật, ai lại ví nhạc kinh điển với tiếng phim sex bao giờ? Rõ là thô lỗ.

Mấy bác già ôn tồn hơn, bảo chỉ cần anh nhạc sĩ đáng đóng kín cửa với bật nhạc nhỏ đi là được, chúng tôi không muốn vì mình mà nhận thức văn minh của anh đi chậm hơn những người cùng đẳng cấp. Thế là anh làm mặt dỗi.

Anh giận cũng phải thôi. Anh đến với chúng tôi thành ý như vậy mà chẳng ai hiểu anh. Đúng thôi mà anh, xưa nay những bậc kiệt xuất trong thiên hạ đều cảm thấy cô đơn giữa biển người ngu dốt là gì? Còn ý kiến của tôi ấy à? Tôi ngồi hàng Internet nhiều, chúng nó bật đi bật lại “Kiếp đỏ đen” đến 54 lần mà tôi còn chẳng thấy thấm vào đâu thì nhạc anh cho tôi nghe ké có nhằm nhò gì. Nhưng mà thôi, có gì để các bác tổ trưởng, tổ phó quyết định.

Từ đó thứ âm nhạc kinh điển chỉ còn thoang thoảng lấp ló ở cửa nhà anh, mấy thứ âm thanh ấy có khi nó cũng biết dỗi hờn rồi, tội gì chui vào tai mấy kẻ văn minh tầm thấp làm gì. Nhỡ mà lão xe ôm lão ấy làm thật thì tệ lắm.

Bẵng đi một thời gian dài không để ý, tôi cũng đã chuyển nhà sang ở phố khác nên chẳng biết tin tức gì về anh. Bỗng một hôm đang đỗ xe máy đèn đỏ tôi giật mình nghe tiếng nhạc ầm ầm phát ra từ cái xe ô tô đỗ ngay bên cạnh.

Ơ, đúng là anh nhạc sĩ hàng xóm cũ rồi, hoá ra anh đã có ô tô đi cơ đấy, đẳng cấp thật. Mà anh bật nhạc cũng to thật. Lạ một cái là sao đường bụi thế mà anh vẫn cứ mở cửa kính thông thống thế kia?

À phải rồi, phải mở cửa kính thì anh mới tiếp tục công cuộc khai hoá văn minh âm nhạc của mình được chứ. Lắp thêm loa chỉ để nghe nhạc trong xe thì có hoạ là hâm à? Phải mở tung cửa kính ra, bụi cũng được, nhưng mà như thế thiên hạ mới biết mình đang nghe nhạc gì trong xe chứ anh nhỉ?
 
Anh cũng khôn thật đấy, bây giờ lại chuyển sang khai hoá văn minh bằng xe hơi cho nó cơ động. Như thế anh sẽ khai hoá được nhiều người hơn, mà lại không sợ đứa cùn nào chĩa loa vào xe anh mà bật tiếng phim sex.

Cái váy vừa ngắn vừa mỏng của vợ anh nó cứ phất phơ, hất lên hất xuống theo nhịp nhạc trong xe. Anh phóng vút đi rồi mà bao nhiêu người vẫn nhìn theo luyến tiếc.

Còn tôi thì lại chỉ thấy xe anh giống cái xe tải treo đầy băng rôn quảng cáo với mấy cái loa phóng thanh, đi đi lại lại, quảng cáo cho “chương trình hài kịch đặc sắc nhất tại huyện ta” hôm rồi gặp trên đường về quê thôi./.


From the same category