Một sự kiện trong tự nhiên và xã hội được coi là stress đối với cơ thể khi nó có cường độ cao quá mức bình thường. Những tác nhân gây stress có thể từ bên trong cơ thể (stress sinh lý như khi bị bệnh, ăn uống thất thường, suy kiệt cơ thể), hoặc từ bên ngoài (stress tâm lý xã hội: những đánh giá chủ quan, không đúng mức về một tình huống như là một sự đe dọa trong hoàn cảnh nhất định.
Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán với bao lo toan, niềm vui cũng như nỗi buồn dồn lại, làm người ta rất dễ rơi vào trạng thái stress. Để giúp các bạn có được những ngày vui trọn vẹn khi xuân về, xin được giới thiệu một số biện pháp khắc phục trạng thái stress.
Biểu hiện ban đầu của các rối loạn stress:
Hay gặp là các rối loạn lo âu thường biểu hiện sau một yếu tố gây stress, người ta có cảm giác sợ hãi mơ hồ, sự bất an, bối rối khó chịu, dễ bị kích thích lo nghĩ về những sự việc vụn vặt…kèm theo cảm giác đau thắt ngực, đánh trống ngực, cảm giác trống rỗng thượng vị, vã mồ hôi… Còn những người bị stress dai dẳng thường có biểu hiện mất ngủ, bực bội, bất an, trí nhớ và khả năng lao động giảm sút…
Trong rối loạn stress cấp thì những biểu hiện trên xuất hiện sau 2 ngày đến 4 tuần và thường tồn tại trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng).
Còn các triệu chứng nói trên biểu hiện sau stress khoảng 3 tháng hoặc khi bị rối loạn cấp kéo dài trên 3 tháng , bạn có thể sẽ bị bệnh stress sau sang chấn.
Mang tiếng là mùa của hội hè ăn chơi, nhưng không ai sau dịp Tết mà khỏe khoắn hồng hào lên cả, đa phần ngất ngư mệt mỏi và căng thẳng tột độ, nhất là mấy bà nội trợ, những người nắm giữ tay hòm chìa khóa. |
Rối loạn này, theo Bremmer có tới 50-90% bệnh nhân có các rối loạn tâm thần khác kèm theo (trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, loạn thần cấp…) vì vậy nếu không được điều trị sẽ gây hậu quả xấu tới trạng thái tinh thần, thể chất và sắc đẹp của con người.
Đối phó và hạn chế những rối loạn do stress gây ra:
Vậy phải làm thế nào để đối phó và hạn chế những rối loạn do stress gây ra? Cách tốt nhất là tránh các tác nhân gây stress từ cơ thể và môi trường bên ngoài. Nhưng trong dịp Tết thì để làm theo cách này thật khó khăn. Vì vậy cần phải học cách đối phó với stress và điều trị kịp thời các rối loạn mà nó gây nên.
1. Cần phải học cách ứng xử và giao tiếp: Trong giao tiếp những ảnh hưởng qua lại của nội dung và hình thức giao tiếp sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với hành vi và nhân cách . Nếu cá nhân càng có kiến thức về ứng xử giao tiếp thì hiệu ứng tích cực càng cao, sẽ giảm stress cho bản thân và đối tượng giao tiếp.
2. Phải tiếp cận hành vi nhận thức: Vì có hành vi và nhận thức không đúng một số người bị những tác nhân chưa đủ mạnh tác động như một yếu tố gây stress. Họ thường bị đau khổ do chính ý niệm không đúng về hoàn cảnh của mình. Vì vậy nâng cao tri thức và rèn luyện khả năng đối phó với các tình huống là một trong những biện pháp làm giảm những ”đau khổ do chính ý niệm không đúng của mình gây ra”.
Hiện tượng này rất thường gặp trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Nên suy nghĩ về các sự việc và hiện tượng một cách tích cực; chuyển những ý nghĩ tiêu cực sang hướng tích cực; ca ngợi hay thường nói về các vấn đề tích cực; luôn lạc quan và có tính hài hước; cố gắng không nghĩ về các hiện tượng tiêu cực; đặc biệt phải luôn hòa nhập với cộng đồng, tập thể và gia đình. Sống có tình cảm và làm việc tốt cho người khác.
3. Tăng cường rèn luyện thể chất và tinh thần: Thể chất khỏe mạnh sẽ hạn chế được những yếu tố gây stress từ bên trong cơ thể và tăng cường khả năng hoạt động hệ thần kinh cao cấp, cơ quan quan trọng xử lý các tình huống stress. Rèn luyện về tinh thần sẽ cho ta khả năng phản ứng phù hợp và hiệu quả với các yếu tố gây stress.
Do đó mà giảm tối đa những bất lợi và tăng cường mặt tích cực của quá trình stress. Luôn thư giãn đầy đủ và thường xuyên thư giãn thần kinh , tập thể thao, Yoga, thiền ngắm cảnh , du ngoạn v.v…
4. Phải có kỹ thuật đối đầu với stress: Muốn vậy phải chuẩn bị khả năng thích nghi, tăng cường tri thức và kinh nghiệm, tham khảo các biện pháp của những người vững vàng về tâm lý và hành động. Sau đây là một phương pháp thực hành có hiệu quả:
+ Giai đoạn phân tích cho chủ thể tiếp xúc với tình huống gây stress: Mục đích để họ phân tích được tác nhân gây stress và những phản ứng không thích hợp của họ.
+ Giai đoạn chuẩn bị: tiếp cận liệu pháp thư giãn hành vi, nhằm điều chỉnh các phản ứng của chủ thể cho phù hợp và với nhận thức đúng đắn hơn.
+ Giai đoạn nhắc lại: cho chủ thể nhắc lại tình huống và theo dõi các phản ứng, đánh giá sự phù hợp.
+ Giai đoạn ứng dụng: chuẩn bị tâm lý cho chủ thể tiếp xúc trực tiếp với hoàn cảnh gây stress. Mục đích là để chủ thể đối đầu trực tiếp với yếu tố gây stress gần giốâng với thực tế.
+ Giai đoạn duy trì: chủ thể phải tập luyện trong thời gan dài để có trạng thái tâm sinh lý bền vũng trước hoàn cảnh cần tiếp xúc
Trong một số trường hợp, bạn đừng ngại tham vấn ý kiến của bác sĩ. Họ sẽ giúp bạn bằng các liệu pháp tâm lý. Và có thể cho bạn dùng thêm một số thuốc như imipramin, amtriptyline, nefazodone… thì trạng thái stress của bạn sẽ nhanh chóng qua đi và sự thư giãn, bình an sẽ trở lại với bạn./.