Ở Việt Nam, đã có các lễ hội, Festival dành cho dân Cos như JOVP, Halloween Party, Sando, VietOtakus, XStyle, Mirinda Festival 2008, Active Expo, Kim Đồng Festival…
Theo một Cosplayer, mỗi khi Cos bất cứ nhân vật nào cũng đều phải có, hoặc là tình yêu, hoặc là hiểu biết, hoặc là cả hai, dành cho nhân vật của mình.
Để có một bộ Cos hoàn hảo thì tất nhiên là đòi hỏi cả hai. Đó là điều cơ bản phải có và phân biệt một Coser nghiệp dư hay chuyên nghiệp.
Những người khoác lên mình quần áo và bộ mặt của nhân vật mà không hiểu mình đang làm gì thì chỉ giống như những cái móc phơi đồ, chứ không thể gọi là Coser.
Các Coser cũng có ý kiến rằng, hiện nay nhiều người Việt nhìn đến Cosplay như một hoạt động giải trí đơn thuần và có phần xa lạ, nhưng đối với một số người đã đi sâu vào tìm hiểu hoặc là chính Cosers thì Cosplay còn là một phần không thể thiếu trong đời sống của teen.
Cosplay là cơ hội để teen thể hiện mình, thoát ra khỏi cuộc sống thường nhật và trở thành một người khác.
Cosplay không chỉ đòi hỏi về ngoại hình, mà còn về kỹ năng trang điểm và diễn xuất. Cảm giác đứng trên sân khấu, cảm giác có khán giả hò reo, có lẽ là tuyệt lắm, nhưng dù sao cũng nên tỉnh táo.
Cách đây vài năm, tinh thần Cos Việt rất vui vẻ, coi nhau như người trong gia đình, nhưng từ khi xuất hiện các lễ hội, festival có giải thưởng, lập tức, tinh thần Cos đã thay đổi.
Mặc dù, nhiều đồ may đẹp hơn, các Cosplayer người đẹp hơn, mặc cũng đẹp, nhưng… tinh thần không còn được lành mạnh như xưa.
Nhiều Cos Việt cho rằng Cos đem lại cả niềm vui lẫn nỗi buồn, nó làm cuộc sống trở nên thú vị hơn rất nhiều. Nhờ nó mà các teen quen nhau nhiều hơn.
Tuy nhiên, Cos cũng lấy đi rất nhiều tiền, nhưng Coser đều không thấy tiếc và hối hận về những gì đã có với giới Cosplay.
Thứ gần nhất với Cosplay có lẽ là nghề diễn viên, nhưng Cosplay đòi hỏi teen không chỉ diễn xuất trên màn ảnh hoặc sân khấu, mà là cả một thời gian dài của lễ hội diễn ra, tùy theo tính nghiêm túc, hay thoải mái, và sự suy nghĩ của bản thân, khả năng, năng lực lẫn trình độ của Coser thể hiện nhân vật đến mức nào.
Hiện nay, có rất nhiều shop may đồ Cos tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, điều này chắc cũng dễ hiểu vì cầu nhiều thì ắt sẽ có cung.
Một dân Cos đã nói rằng: “Về giá tiền thì phải dùng đến từ “tiền nào của nấy”, nhưng nói như vậy cũng không có nghĩa là bạn bỏ ra một khoản tiền lớn để trang hoàng cho bộ đồ Cos của mình thì chắc đã đẹp, đã “hoành tráng”.
Chủ shop Shinigami’s cosplay cho biết đã nhận được kha khá các “hợp đồng” may đồ Cos từ các bạn dân Cos và không hề giấu giếm ngại ngần cho biết rằng shop của teen đó “chém khá đẹp” nhưng bù lại được phục vụ cực kỳ tận tình.
Một số shop bán đồ về manga, anime cũng có phụ kiện Cos như Beota, Vàng Anh shop, ACC shop, Mpp, shop may đồ lớn nhất là Gyam shop.
Một số Cosplayer lập shop để lấy tiền đi Cos. Có Cosplayer tự bỏ tiền làm chương trình và có một số có công ty tài trợ. Giá tiền của một bộ Cos tùy thuộc vào giá trị của bộ Cos, chất liệu vải, và chất lượng có cao hay không. Một bộ bình thường có thể từ 200 nghìn cho đến 26 triệu.
Một số bộ đồ Cos được ưa thích là D.Gray – man, Bleach, Naruto, Death Note, Angel Sanctuary, Fullmetal Alchemist… Đặc biệt là không chỉ Cos dùng hàng từ nước ngoài đặt về, mà ngay cả các Cos nước ngoài ngược lại, cũng rất thích dùng đồ do dân Cos Việt làm.
Nguồn tiền ở đâu nhỉ? Mọi người thử nghĩ xem? Các Cosplayer nói rằng đó là tiền để dành, tiền đi làm thêm, như phát tờ rơi, làm quảng cáo, tiền bán đồ Cos, tiền… chơi cổ phiếu nữa (oách không?), nhưng phần lớn là từ… gia đình, bố mẹ đấy! Các bậc phụ huynh nghĩ sao về điều này?
Nirvana |
Các tin liên quan
Chuyên đề sống: Style 9X
Cosplay – Niềm say mê của teen
Teen với album nghiệp dư
Phỏng vấn 9X
Đêm xe X – game