Nếu trước năm 20 tuổi bạn ra nắng, chơi thể thao mà không sử dụng bất kỳ phương pháp chống nắng nào thì điều đó có nghĩa cơ thể bạn đã hấp thụ 75% tia tử ngoại mà cả đời người có thể chấp nhận được. Nếu sau 20 tuổi bạn vẫn vô tư ra nắng nghĩa là sẽ “xài hết” 25% còn lại và xếp mình vào nhóm người có nguy cơ bị mắc ung thư da cao.
6. Có cần tẩy trang sản phẩm chống nắng sau mỗi lần sử dụng?
Tẩy trang kem chống nắng cũng tương tự như làm sạch lớp trang điểm vì hầu hết kem chống nắng đều không thấm nước nên khó sạch nếu chỉ dùng sữa rửa mặt thông thường. Việc làm sạch da là hết sức cần thiết để loại bỏ hết bụi bẩn cũng như những chất kem thừa còn bám lại trên da đồng thời sẵn sàng tiếp nhận cho những bước dưỡng da tiếp theo vì sau cả ngày dùng kem chống nắng bạn cần sử dụng các loại dưỡng để phục hồi lại độ ẩm và độ đàn hồi cho các tế bào da.
7. Có cảnh báo gì khi sử dụng kem chống nắng?
Sản phẩm chống nắng có chức năng lớn nhất là bảo vệ da. Tuy nhiên, sự nhạy cảm của da với ánh nắng của mỗi người hoàn toàn khác nhau, và cũng giống như các sản phẩm dưỡng da, trang điểm… mà bạn sử dụng hàng ngày, kem chống nắng đôi khi cũng có những tác dụng phụ như gây viêm da hay dị ứng mẩn đỏ, nổi mụn trứng cá… Vì vậy, nên bôi thử sản phẩm lên vùng da tay, nếu sau 30 phút không có phản ứng như ngứa, đỏ thì có thể sử dụng, ngược lại, nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường phải ngừng sử dụng ngay và tốt nhất nên tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Một số trường hợp dùng thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau… sẽ phải hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, vì thế bạn nhớ hỏi ý kiến bác sĩ nếu không làn da sẽ bị bỏng dưới ánh nắng chói chang. Ngoài ra, một số loại kem chống nắng có thể gây kích ứng nếu dính vào vùng niêm mạc như mắt, miệng… Vì vậy nên tránh bôi kem chống nắng vào các vùng này.
8. Những quan niệm sai lầm nào khi dùng kem chống nắng?
– Ở trong bóng râm không cần thoa kem chống nắng: Sai. Bạn vẫn phải thoa kem chống nắng vì ánh nắng sẽ khúc xạ từ bãi cát lên làn da do tia nắng tiếp xúc vào một vật thể (mặt nước, bóng râm, mặt bê tông, cát…) và bị dội ngược, có thể phản chiếu đến 90% tia nắng.
– Trời râm mát không cần dùng kem chống nắng: Sai. Bạn vẫn cần sử dụng các sản phẩm chống nắng với chỉ số có chỉ số SPF từ 15 đến 30 vì các tia cực tím vẫn chiếu với cường độ mạnh, ngay cả thời điểm bạn không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
9. Dùng kem chống nắng có chỉ số SPF30+ trở lên sẽ có làn da rám nắng?
Nếu muốn có làn da nâu óng, bạn chỉ cần thoa đều một lớp kem làm nâu da lên khắp cơ thể là bạn hoàn toàn có quyền sở hữu một làn da rám nắng hấp dẫn màu đồng hun. Nếu thực hiện liên tiếp trong vòng 2-3 ngày hiệu quả nâu da có thể duy trì đến 1 tháng. Khi bạn bắt đầu thấy chán làn da cũng sẽ nhạt màu dần. Điều duy nhất bạn cần nhớ là không sản phẩm làm nâu da nào có thể thay thế kem chống nắng, vì vậy phải sử dụng kết hợp cả hai sản phẩm để có làn da khỏe đẹp từ trong ra ngoài.
10. “Những góc chết” nào dễ bị bỏ qua khi thoa kem chống nắng?
Hơn 70% phụ nữ hoàn toàn không ý thức được việc bảo vệ đôi môi của mình, và cũng không biết rằng mũi và vùng da ngực dễ bị tia tử ngoại tàn phá nhất.
Do có kết cấu đặc biệt nên môi thường có biểu hiện bị tổn thương sau cùng như thâm khô, nứt nẻ và bong vảy. Đôi môi bị lãng quên phần nhiều là do các sản phẩm dưỡng môi rất ít chú trọng đến thành phần chống nắng hoặc đầu tư cho nó rất hạn chế. Còn mũi là bộ phận nổi cao nhất trên khuôn mặt, thành thử đó cũng là nơi mẫn cảm và dễ bị tổn thương nhất. Ngoài ra, nếu mũi tiết nhiều mồ hôi và dầu sẽ khiến kem chống nắng dễ bị trôi nhanh hơn. Theo nhiều báo cáo y học, ung thư da quanh khu vực vùng mũi chiếm tới 1/3 trên tổng số các ca ung thư da.
Tiếp theo là vùng da ngực, so với những vùng da khác trên cơ thể đây là vùng da mỏng hơn, yếu hơn, hay bị khoe dưới nắng hơn, mặt khác kem chống nắng thường dễ bị lem vào trang phục nên nhiều người thường ngại ngần mà bỏ qua.
11. Có cần kem chống nắng riêng cho vùng mắt không?
Mắt là cơ quan nhạy cảm dễ bị tổn thương dưới ánh nắng, bởi vùng da quanh mắt vốn mỏng hơn các vùng da khác từ 3 đến 5 lần nên sắc tố ở vùng này rất dễ bị rối loạn, hình thành nên quầng thâm, nám và tàn nhang. Ngoài việc trang bị một cặp kính râm màu sậm, mắt to giúp bạn loại bỏ được các tác hại của ánh nắng mặt trời bạn nên chuẩn bị cho mình một sản phẩm chống nắng dành riêng cho da mắt.
12. Mỗi lần thoa kem chống nắng da mặt tôi rất bí và bóng…
Sự thật là thời gian hấp thụ kem chống nắng thường lâu hơn vài phút so với những loại kem dưỡng khác, mặt khác kem chống nắng thường chứa nhiều titan dioxide có tác dụng như một tấm lá chắn ngăn chặn ánh nắng tấn công làn da nhưng bên cạnh đó nó cũng khiến làn da trông hơi thiếu mỹ quan. Có một mẹo nhỏ là khi thoa kem chống nắng nên thoa theo một chiều, sau đó xoa hình vòng cung theo chiều ngược lại là có thể giảm bớt hiện tượng này, bạn hãy thử xem sao.
Khi chọn kem chống nắng bạn hãy chọn loại không có thành phần titan dioxide và Zinc dioxide để loại bỏ hiện tượng da bóng loáng.
13. Kem chống nắng có phải là nguyên nhân khiến mụn đầu đen xuất hiện nhiều hơn?
Có một số người buổi sáng thoa kem chống nắng buổi chiều chóp mũi xuất hiện mụn đầu đen. Trong trường hợp này bạn hãy chọn những sản phẩm chống nắng có thành phần ngăn ngừa mụn đầu đen (Noncom edogenic). Ngoài ra nên dùng sản phẩm chăm sóc da dạng gel hoặc dạng phun sương trước khi thoa kem chống nắng nhằm giúp lỗ chân lông không bị bí. Buổi tối nên sử dụng dầu tẩy trang hoặc sữa rửa mặt có thành phần axit hoa quả để hỗ trợ, phòng ngừa và tiêu diệt những mụn đầu đen đã hình thành.
BS Nguyễn Ngọc Yến (Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội)
Lưu Hương – Yến Trang
|