Chống nắng từ A-Z (phần 3)

14. Những tổn thương sau khi ra nắng có thể trị liệu được không? 
Những thử nghiệm trên động vật đã chứng minh chỉ cần phơi nắng một vài giờ sẽ khiến abumin và collagen trong da trở lên bất thường. Cho đến nay dẫn xuất vitamin A vẫn được coi là chất duy nhất và hiệu quả nhất trong việc giảm bớt những tổn hại do ánh nắng gây ra. Tuy nhiên, hiệu quả ở đây đa phần mới chỉ là làm dịu da hoặc giúp làn da đã bị tổn thương bớt cảm giác khó chịu.
 

15.  Chẳng phải chỉ có phơi nắng mới có thể hình thành Vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi và phòng ngừa loãng xương hay sao? 
Cơ thể hấp thụ ánh nắng và chuyển hóa thành vitamin D chỉ là một cách. Tuy nhiên, muốn xương chắc khỏe bạn cũng không cần phải phơi nắng cả ngày. Một người bình thường một ngày cần khoảng 200mg canxi, một cốc sữa tách béo có thể bổ sung 1/2 nhu cầu này. Ngoài ra, hàng ngày cơ thể còn tiếp nhận nhiều loại vitamin và canxi từ thực phẩm. Nếu bạn muốn thúc đẩy hấp thu canxi bằng cách phơi nắng thì chỉ cần 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ 10-15 phút và nên kết thúc vào trước 9h sáng. 
16.  laser và siêu mài mòn da có giúp giảm thiểu những mối họa tiềm ẩn cho làn da? 
Tác dụng trị liệu của tia laser được ví như hòn tẩy tẩy sạch những khiếm khuyết nhỏ trên da. Xét trên một số phương diện, trị liệu laser sâu có thể giảm nhẹ những hiểm họa tiềm ẩn về ung thư da. Còn tác dụng chính của thủ thuật siêu mài mòn là lấy đi lớp tế bào da chết trên bề mặt da và hoàn toàn không có công dụng giảm nhẹ hay phòng ngừa ung thư và những bệnh về da khác. Do bị lấy đi lớp da bảo vệ nên trong vòng một tuần sau khi trị liệu cần phải chú trọng chống nắng. Và xin nhấn mạnh phương pháp duy nhất để giảm thiểu nguy cơ ung thư da vẫn là sử dụng kem chống nắng cũng như hạn chế tối đa ra nắng. 
17.  Làm thế nào để kiểm định được tình trạng da sau khi ra nắng? 
Rất đơn giản, tại hầu hết các hãng mỹ phẩm nổi tiếng đều có thiết bị kiểm tra tình trạng da (máy soi da, siêu âm da). Loại máy này có thể chụp được những thương tổn mà mắt thường không thể nhìn thấy. Thông thường ở lứa tuổi 30 bề mặt da gần như không có nếp nhăn và đốm nám, nhưng nếu phơi nắng không đúng cách, máy soi da sẽ giúp bạn phát hiện thấy ngay bên dưới bề mặt da đang có những hắc sắc tố ẩn náu cũng như những tổn thương khác mà ánh nắng đã gây ra cho làn da.  
18.  Có phải các đốm sẫm màu và nốt ruồi khi bị ánh nắng tác động nhiều sẽ dễ trở thành ung thư da? 
Về mặt y học, đốm sẫm màu là chỉ những đám hắc sắc tố nổi trên bề mặt da, đó là những tổn thương do tia tử ngoại gây ra. Bản chất đốm sẫm màu không thể biến thành ung thư nhưng nó là một dấu hiệu cảnh báo rằng mức độ phơi nắng của bạn đã vượt ra ngoài ngưỡng chịu đựng của làn da.
 
Nốt ruồi lại khác với đốm sẫm màu, nốt ruồi gây tổn thương ở mức cao hơn, tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao hơn tuy nhiên tỷ lệ phát bệnh thường rất thấp. Những nốt ruồi phát bệnh có 5 đặc trưng: 1. Hình dạng không cân xứng. 2. Đường viền của nốt ruồi bất thường 3. Màu sắc không đồng nhất. 4. Kích thước lớn hơn cục tẩy ở đầu bút chì. 5. Có xu hướng to lên và sẫm màu dần. Các bác sĩ da liễu vẫn khuyên bạn nên quan tâm đến làn da của mình giống như quan tâm đến bộ ngực. Nếu bạn phát hiện nốt ruồi trên cơ thể biến đổi bất thường hãy lập tức đến gặp bác sĩ da liễu. 
19.  Bao lâu nên “đến thăm” bác sĩ da liễu một lần? 
Hàng tháng bạn vẫn thường xuyên đến tiệm làm tóc hay đi beauty salon để chăm sóc làn da, nhưng bạn có tin rằng người có thể kiểm tra và đưa ra cho bạn những lời khuyên chính xác nhất lại là bác sĩ da liễu. Chỉ cần mỗi năm kiểm tra toàn diện tình trạng da, tóc một lần là bạn có thể phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu khả nghi nào. Không cần thiết phải đi kiểm tra da thường xuyên trừ phi bạn có bệnh sử về da hoặc đã từng thay da. Nếu có điều kiện hãy kiểm tra da định kỳ 2 lần/năm giống như chăm sóc răng vậy. 
20. Làn da có khả năng tự cân bằng và tái tạo sau khi bị tổn thương do tia UVA không? 
Bản thân làn da có khả năng tự phục hồi và tái tạo, ví dụ tế bào gen có thể trung hòa sự biến đổi hệ thống miễn dịch do ánh nắng gây ra. Nhưng bạn có biết tia UVA có thể đi xuyên qua da, tấn công vào xương và còn phản xạ ngược trở lại. Các nhà khoa học mơ ước một ngày gần đây có thể xác định chính xác loại gen làm suy giảm hệ thống miễn dịch để ứng dụng nó vào các sản phẩm chống nắng. Khi đó kem chống nắng gần như có thể bảo vệ da tuyệt đối trước tia UV. Nhưng trước khi công trình đó thành công, bạn hãy cứ nghiêm chỉnh thực hiện việc tránh nắng và chống nắng cho da đã nhé.
 

 Tình trạng da   UVA UVB 
 Cháy da    ++
 Khô da  +  ++ 
 Đen da  ++  ++
 Tàn nhang  ++  ++ 
 Nhăn da  ++  +
 Lão hóa da  ++  +
 

Một số biện pháp “chữa cháy” khi da bị tổn thương do nắng
– Trước tiên dùng nước mát để hạ nhiệt cho da.
– Sau đó thoa một lớp kem làm mềm và ẩm có chứa thành phần Vaseline.
– Cũng có thể thoa kem thuốc có chứa kháng sinh để tránh nhiễm khuẩn.
– Uống thật nhiều nước để bổ sung lượng nước đã mất.

– Tránh ra nắng tiếp trong thời gian ngắn

                                                                                                

 

BS Nguyễn Ngọc Yến (Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội)

Lưu Hương – Yến Trang

                                                                                                                 

                                                                                   

 

From the same category