Hiện nay, y học chưa cải thiện được tình trạng điếc do tiếng ồn nên bệnh nhân phải chịu đựng tình trạng điếc vĩnh viễn.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên GĐ BV Tai Mũi Họng TƯ thì cường độ âm thanh bình thường mà tai có thể nghe được là từ 0 dB – 100 dB (decibel). Mức âm thanh giao tiếp trung bình khoảng từ 30 – 60 dB.
Bình thường, âm thanh được đập vào vành tai, ống tai trước khi đến màng nhĩ. Với cường độ 90 dB (tương đương với tiếng nói to), tiếp xúc khoảng 5 giờ/ngày, sau 5 năm, tỷ lệ điếc là 10%, sau 25 năm, tỷ lệ điếc lên tới 40%.
Nếu ngày nào bạn cũng nghe headphone thì vài năm sau cũng có thể bị điếc do tổn thương tế bào nhận âm thanh ở tai trong, nên không thể phát hiện qua chụp phim hay khám. Bệnh diễn biến âm thầm đến khi phát hiện thì không có khả năng hồi phục.
Theo thống kê của WHO, Việt Nam có số người bị suy giảm thính lực khá cao, từ 5-7% trong khi con số trung bình của cả thế giới là 4,2%. Điếc do tiếng ồn không có triệu chứng, diễn biến chậm, có khi kéo dài hằng năm, tuỳ cường độ tiếng ồn và thời gian tiếp xúc.
Đến khi phát hiện bệnh thì đã quá muộn, người bệnh không thể phục hồi thính giác như trước. Ở nước ta, trong các bệnh nghề nghiệp, bệnh điếc do tiếng ồn chỉ đứng sau bệnh bụi phổi silic. Khảo sát của Viện Tai – Mũi – Họng TƯ cho thấy, thanh thiếu niên bị giảm sức nghe có tỷ lệ khá cao, tập trung ở các khu công nghiệp, đô thị.
Liên tục tiếp xúc với tiếng ồn còn là nguyên nhân của các bệnh mạn tính về đường hô hấp (viêm phế quản, khí quản), đường tiêu hoá (viêm loét dạ dày, tá tràng), tim mạch, đãng trí, suy nhược thần kinh…
iPod công cụ làm… điếc
Âm nhạc và tiếng ồn là những nguyên nhân gây giảm thính lực do làm tổn thương các tế bào lông chuyển của cơ quan ốc tai, một bộ phận của tai trong có chức năng dẫn truyền sóng âm đến não bộ.
Các tế bào này có thể phục hồi sau những tổn thương tạm thời. Nhưng những tiếng ồn lớn hoặc vừa tác động lên tai liên tục trong thời gian dài sẽ làm cho các tế bào lông chuyển bị tổn thương vĩnh viễn khiến thính lực của bạn bị giảm và không hồi phục được.
Nguy hiểm hơn, người sử dụng loại dụng cụ này chỉ nhận biết bị giảm thính lực sau một thời gian dài (trên 1 năm) sử dụng máy, khi mà tổn thương các tế bào lông chuyển không thể hồi phục được.
Khi nghe bằng headphone, âm thanh được truyền trực tiếp đến màng nhĩ, khiến màng nhĩ rung nhiều, biên độ lớn. Với cường độ âm thanh nhỏ nhưng vị trí của tai nghe gần màng nhĩ thì âm thanh vẫn bị khuếch đại lên.
Nếu nghe nhiều, màng nhĩ sẽ bị xơ hóa từ từ, đục dần và cứng khiến nó không thể rung động, làm giảm thính lực.
Nếu nghe nhạc trực tiếp từ tai nghe quá nhiều, trẻ em có nguy cơ bị điếc cao hơn người lớn vì thần kinh trẻ chưa vững nên dễ bị chấn động mạnh hơn.
Bệnh của tai
Các bệnh về tai thường do viêm mũi và họng gây ra, rất ít khi do virút tấn công trực tiếp
• Viêm tai giữa cấp: Nguyên nhân thường bắt nguồn từ viêm mũi hoặc viêm họng lan lên. Tỉ lệ viêm tai do nhiễm virút là rất thấp. Viêm tai giữa diễn ra qua hai giai đoạn. Giai đoạn xung huyết thường gây đau tai. Biểu hiện rõ nhất ở trẻ là đêm đang ngủ khóc ré lên, kêu đau một bên tai kèm sốt. Giai đoạn này chưa bị vỡ màng nhĩ. Đến giai đoạn dịch mủ chảy màu xanh hoặc trắng, màng nhĩ đã vỡ, tai hết đau.
Đối với bệnh này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh chống viêm và rửa tai. Đa số màng nhĩ sẽ liền sau khi điều trị (tỉ lệ liền khoảng 85%). Điều căn bản nhất là phải chữa đúng nguyên nhân do mũi hoặc họng gây nên, nếu không sẽ không chữa dứt được chứng này, màng nhĩ sẽ không liền nếu chưa giải quyết tận gốc VA hoặc amiđan.
• Viêm tai nguy hiểm có Cholésteatoma
Đa phần bệnh này thường gặp ở người lớn và rất nguy hiểm. Tai bị chảy mủ thối, có mùi khắm như mùi cóc chết, ăn mòn xương, ăn vào não hoặc tĩnh mạch máu gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, dễ tử vong.
Biểu hiện đặc biệt cần kiểm tra
Cần đi khám bác sĩ và đo sức nghe nếu thấy các biểu hiện khởi đầu của điếc tiếp nhận:
1. Sau tiếp xúc tiếng ồn lớn thấy ù, inh tai kéo dài. 2. Khi giao tiếp, trò chuyện phải đến gần hay nhìn miệng người nói, phải mở đài với công suất lớn mới nghe hiểu. 3. Khi thấy có biểu hiện ù tai như ve kêu, như tiếng xay lúa, còi tàu cần đi khám sớm vì đây là biểu hiện ban đầu của bệnh điếc đột ngột. Ù tai có thể kéo dài một tháng. 4. Triệu chứng chóng mặt cũng là một biểu hiện của bệnh điếc đột ngột với 20-40% bệnh nhân bị cảm giác này, 10% bị chóng mặt thoáng qua, chuếnh choáng. Đây là một triệu chứng tiên lượng bệnh khó hồi phục.
Ngoài ra cũng có thể gặp những triệu chứng khác như cảm giác nặng đầu, không phải cơn đau rõ rệt.
– Làm thế nào để biết được âm lượng bạn đang nghe quá lớn? Nếu bạn không có những thiết bị đo cường độ của âm thanh của máy chơi nhạc, một số cách đơn giản sau sẽ giúp bạn kiểm soát âm lượng. 1. Âm lượng máy nghe đặt mức lớn hơn 60%. 2. Không thể nghe thấy những cuộc trò chuyện của người xung quanh khi đang nghe nhạc. 3. Người ở gần có thể nghe thấy tiếng nhạc bạn đang nghe. 4. Bạn nhận thấy hình như mình đang hét lên thay vì nói chuyện bình thường trong cuộc trò chuyện với ai đó. – Theo khuyến cáo của WHO, ngưỡng tiếng ồn cho phép – Kiểm chứng thính lực có bị suy giảm không: Sau khi nghe nhạc, nếu vẫn thấy lùng bùng trong lỗ tai hoặc nghe những âm thanh khác bị tắc nghẽn, đó là dấu hiệu do nghe headphone với âm thanh lớn quá mức cho phép. Nếu vẫn tiếp tục nghe headphone nhiều với cường độ âm thanh lớn, những triệu chứng của điếc như: nói to, ù tai, nhức đầu sẽ xuất hiện. – Âm thanh chuẩn |